Nhịp điệu cuộc sống
Nạn tảo hôn ở miền núi Thừa Thiên Huế có chiều hướng gia tăng
14:49 | 09/09/2013

Mặc dù cơ quan chức năng đã tăng cường công tác truyên truyền, cùng nhiều biện pháp xử phạt hành chính, nhưng tình trạng tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh TT-Huế đang ngày càng gia tăng, có nơi chiếm đến 10% trong tổng số các cặp kết hôn. 

Nạn tảo hôn ở miền núi Thừa Thiên Huế có chiều hướng gia tăng

Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động, để lại những hậu quả khó lường. PS được thực hiện tại huyện A Lưới, tỉnh TT-Huế.Mặc dù cơ quan chức năng đã tăng cường công tác truyên truyền, cùng nhiều biện pháp xử phạt hành chính, nhưng tình trạng tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh TT-Huế đang ngày càng gia tăng, có nơi chiếm đến 10% trong tổng số các cặp kết hôn. Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động, để lại những hậu quả khó lường. PS được thực hiện tại huyện A Lưới, tỉnh TT-Huế.

Chưa tròn 16 tuổi, mới học hết học kỳ  1 lớp 9, em Hồ Thị Hoài, ở thôn Là Tưng, xã  A Đớt, huyện A Lưới đã nghỉ học để làm vợ. Trong 4 bức  tường che tạm, ngôi nhà chỉ hơn 20m2 của cặp vợ chồng trẻ  vẫn còn nhiều chỗ trống, cả nhà không có một thứ gì đáng giá.

Mười bảy tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, em Hồ văn Ngân, ở thôn A Đớt hầu như không hình dung được, thậm chí chưa hề nghĩ tới vai trò trụ cột gia đình của một người chồng. 

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm trở lại đây, toàn huyện A Lưới có 2.130 cặp kết hôn thì có đến 211 cặp tảo hôn, chiếm tỷ lệ hơn 10%. Nếu năm  2008, toàn huyện có 26 cặp  tảo hôn, thì  năm  2012, con số này  tăng lên 51 cặp, trong đó có nhiều cặp kết hôn cận huyết thống, một số trường hợp, các emlấy nhau khi chỉ mới 13-14 tuổi.

Cuộc sống  khó khăn, nên trong suốt quá trình mang thai, để lo miếng ăn, em Hồ Thị Panh phải đi làm thuê suốt ngày. Không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không đủ chất, cộng với kiến thức làm mẹ hạn chế, đứa con của Panh đã chết  từ khi chưa chào đời.

Sự thiếu nhận thức của người dân và buông lỏng trong khâu quản lý  của chính quyền địa phương  và cơ quan hữu quan đã dẫn đến hệ quả trên.

Tình trạng tảo hôn ngày càng gia tăng ở TT-Huế là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, tăng  tỷ lệ sinh con thứ  3 trở lên. Đặc biệt  kinh tế khó khăn dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục con cái, làm gia tăng tình trạng trẻ nghỉ học sớm. Và như   vậy  đói nghèo, nhận thức lạc hậu lại tiếp tục quay vòng  đối với người dân ở vùng cao TT-Huế.    

Theo Phan Hương- Anh Tú ( vtvhue.vn)

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng