Tạp chí Sông Hương - Số 217 (tháng 3)
Trịnh Công Sơn ơi, có về thăm Huế không?
BỬU Ý28 Tháng Hai lại về, gợi nhớ về sinh nhật của Trịnh Công Sơn. Vào thời điểm này, bạn bè Trịnh Công Sơn ở Huế và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị cho Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn theo chủ trương của UBND tỉnh và mong muốn của những người yêu mến nhạc sĩ tài hoa này.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Bửu Ý- người bạn rất gắn bó với Trịnh Công Sơn - như một gợi ý mời gọi bạn bè cùng góp ý để sớm hình thành ý nguyện này.
Người đàn bà xấu nhất hành tinh
OLGA TOKARCZUK (Nữ nhà văn Ba Lan)LGT: Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuk sinh năm 1962 tại Sulechow, Ba Lan. Bà là nhà văn “hậu hiện đại” và “nữ quyền”. Năm 1979  những truyện ngắn đầu tay của bà được đăng tải trên Tạp chí Thanh niên, năm 1989 những bài thơ đầu tay được in trong các tạp chí “Rađa” và “Đời sống văn học”.
Lâm Thị Mỹ Dạ, nước mắt lặn vào trong
NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.
NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.
Hà Thanh - Tiếng hát của dòng sông xanh
TRẦN KIÊM ĐOÀNGọi tên hoa súng: LỤC HÀGọi thôn LIỄU HẠ: quê nhà bên sôngGọi TRẦN KIÊM: họ sắc... khôngGọi HÀ THANH: tiếng hát dòng Hương Giang
DƯƠNG BÍCH HÀTheo dòng lịch sử, âm nhạc dân gian Việt Nam không ngừng hội tụ, giao thoa với nhiều nền âm nhạc của nhiều dân tộc, nhiều xứ sở, tuy nhiên, theo một dòng chảy - với truyền thống hàng nghìn năm, vẫn nguyên vẹn bản sắc của riêng mình. 54 tộc anh em, với những nét đặc trưng riêng biệt, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, đầy màu sắc, đầy hương vị cho nền âm nhạc nước nhà.
NGUYỄN THỤY KHAĐọc Dòng nước trong (Ca khúc Bích Anh), Nxb Đà Nẵng, 2006
Lần theo những dấu chân
PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)
Hoàng Cát - từ cây nhãn hoang tới cây khế...
HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.
NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn
NGUYÊN QUÂNNhững buổi chiều nắng ráo, gã thường ra ngồi ở đây, dọc theo hai triền sông, nở đầy những bông hoa dại - loài hoa vươn dài, xòe những chiếc lông màu tím như cái đuôi chồn. Trong bóng chiều dần dần ngả màu tối, gã vẫn ngồi ngắt từng cánh... từng cánh hoa ném xuống dòng sông.
Vĩnh biệt nhà thơ - dịch giả Diễm Châu (1937-2006)
Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu, sinh năm 1937 tại Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài gòn, sau đó tu nghiệp tại Hoa Kỳ về truyền thông. Trước 1975, ông làm Tổng thư ký Tạp chí Trình Bầy. Định cư tại Strasbourg, Pháp từ 1983 cho đến ngày tạ thế. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2006.
...người mẹ ngồi chờ con sau tán lá bàng cuối thurơi vào miền tĩnh lặngnhững vết da mồi đo tuổi mẹnhững dòng nước mưa đo nước mắtchảy vào chiều tiễn biệt lặng im...
...Bồng bồngBống bốngBông bông...
...Chỉ trong lá con chim sâu làm tổChỉ trong tim tình yêu kết nụ...
...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm                                                                         phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi                                                                         mà nhìn bàn chân!...