Tạp chí Sông Hương - Số 236 (tháng 10)
Thi nhân
HERMANN HESSE Tương truyền thi nhân người Tàu tên Han Fook thuở thiếu thời chỉ thao thức với một khát khao kỳ diệu là muốn học hết mọi điều và tự rèn luyện mình đến hoàn hảo trong tất cả các môn liên quan đến nghệ thuật thi ca.
Bài bút ký đầy nước mắt
LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.
Người sót lại của làn ca cổ Huế
TRẦN NGỌC LINHBạn còn thương bạn biết gửi sầu về nơi mô?Trước khi tôi vào Huế, chị tôi dặn: “Vào muốn gặp bà Minh Mẫn cứ đến đường Nhật Lệ mà hỏi”. Theo cách nhớ đường của một người viễn khách từ xa đến thì đến phố đó cứ thấy đầu ngõ nào có một giàn hoa tử đằng với những dây hoa buông thõng chấm xuống nền đất vỉa hè thì đó chính là lối rẽ vào ngõ nhà danh ca Minh Mẫn.
Sông Hương - một tiềm năng về khảo cổ học dưới nước
NGUYỄN TUẤN LÂMSông Hương - một bộ phận cấu thành của văn hoá Huế đã và đang chứng kiến những bước thăng trầm của Cố đô Huế xưa cũng như đời sống hàng ngày của xứ Huế hiện nay. Dòng sông thơ mộng, ngọt ngào này chắc chắn đang nắm giữ nhiều bí ẩn của vùng đất lịch sử này mà nếu khai thác những bí ẩn đó có thể là những bổ sung quan trọng cho kho tàng lịch sử, văn hoá Huế.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNAnh em Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung sống với gia đình trong ngôi nhà nhỏ trên đường Đông Ba. Ngôi nhà giản dị khiêm tốn nằm lui sau cái ngõ thông với vườn nhà Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh. Nhưng chỉ cần đi một đoạn ngang qua nhà ông Tiền Bá là đến ngã tư Anh Danh, người ta có thể gặp được các vị quan to của Triều đình.
TRẦN THÙY MAIKhi mới vào tu học, tôi được giao chăm sóc vườn hoa trước chùa. Tên vườn là Vô Ưu, nghĩa là không phiền não. Vậy mà tôi đã bắt đầu ưu phiền từ đó. Tiết mạnh xuân, thầy tôi cho dựng thêm mấy nếp nhà cỏ men hồ. Đệ tử dạo này đã hơn mười người, phải có chỗ để tĩnh tâm, tụng niệm. Mỗi nếp nhà được đặt một cái tên. Nhà tôi ở ngay bên khóm hoa súng tím, gọi là Lăng Hoa Cốc.
DƯƠNG ĐỨC KHÁNHCho đến thời buổi này, cái chợ làng Thanh vẫn đông một khúm lèo tèo dưới tán cây sen cổ thụ vào buổi chiều xế. Vẫn làng tàng, xập xệ như cái tên gọi xưa nay: Chợ Kệ!. Cái tên chẳng ăn nhập gì đến tên làng, tên đất nhưng nó gắn liền với bản chất xuề xòa, nhân hậu của những lớp người quê bao đời nghèo khó.
LINH CHI         Quê Hoàng, một làng quê chiêm trũng miền Trung, đẹp và yên bình. Hoàng rất yêu quê nhà không chỉ bởi vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn, mà bởi đó còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ hoang tưởng non nớt thuở xa xôi của Hoàng.
PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.
TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)
NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...
LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)
VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)
Đinh Thị Như Thúy - Trần Thị Linh Chi - Tuệ Lam - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Đông Hà - Hồng Hạnh - Châu Thu Hà - Lưu Ly - Thái Hồng - Thanh Tuyền - Chu Vân Thảo - Huỳnh Thuý Kiều
Chùm thơ Nguyệt Phạm
NGUYỆT PHẠMTên thật Phạm Thị Ngọc Nguyệt. Sinh 1982 tại Xuân Lộc. Đã có nhiều thơ, bài viết trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Phụ Nữ, Thể Thao Văn Hóa, Người Hà Nội...và nhiều tuyển tập khác. Giải thưởng Thơ Bút Mới (báo Tuổi Trẻ 2005).