Tạp chí Sông Hương - Số 191 (tháng 1)
Hương Giang quốc gia chi bảo...
NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhân một lần ghé ngang Paris , võ sư người Huế Nguyễn Văn Dũng đã đi thăm sông Seine. Đứng lặng lẽ bên dòng sông thơ mộng bậc nhất nước Pháp, bỗng lòng ông nhớ sông Hương quá trời. Về lại Việt , ngồi bên bờ sông Hương, ông vẫn hãy còn thấy nhớ cồn cào cái dòng chảy thầm thì trong sương mù như một nhát cắt ngọt ngào giữa trái tim đa cảm.
HUỲNH THẠCH THẢO- Lành, về bảo bố mày ăn nhậu vừa vừa thôi, đừng như mấy ông mới ngấp nghé vào cấp xã đã phởn, bia ôm gái giếc có ngày...Tôi vừa vào đến cổng đã nghe tiếng mẹ sang sảng với con Lành, đứa con cậu út ở quê. Chưa hết, bà còn thêm hồi nữa nhưng nhỏ hơn, có lẽ nghe tiếng cửa mở bên ngoài.
NGUYỄN TRƯỜNGChiều xuống. Lúc mặt trời sắp lặn sau dãy núi phía tây cũng là lúc người ta thấy ông già xóm Chùa thường mon men tới thả câu ở cái bến sông này.
Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.
Tôi bay khỏi hành tinh khi em cúi mặtánh đèn vụt tắtbỏ lại sau lưng trái đất hệt quả camtrôi giữa dòng sông vàng bất tận...
Đêm kỳ diệu tay bơi trong suối tóc ánh trăng mờ trời sương mặc áo mun thu trút lá người ơi run rẩy gió...
Những con sóng không nơi khởi đầu, không hồi kết thúcdồn đuổi nhau đầy ắp biển ngoài kiatự vỡ mình ra, tự thu về nguyên vẹnTa biết lắm biển ơi, người chẳng đau khổ bao giờ...
Vi Thuỳ Linh - Tôn Phong - Mai Văn Phấn - Nguyễn Sĩ Cứ - Phan Trung Thành - Nguyễn Đăng Việt - Nguyễn Đông Nhật - Lê Hưng Tiến - Phạm Dạ Thủy - Vũ Thị Khương - Vương Sĩ Ca
Quýt làm, cam chịu
S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.
TRẦN THÁI HỌC(Nhân đọc Sông Hương phê bình và đối thoại - Nxb văn hoá thông tin - 2003)
Tìm nghĩa vài tên làng quê xứ Huế
NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.
So sánh các dị bản truyện
TRẦN ĐÌNH SỬNgười mù đều rất đôngTranh nhau nói sự thậtVoi vốn chỉ một thânThị phi lại bất đồng…
Quan niệm của Thanh Thảo về thơ
MAI BÁ ẤNNgoài sáng tác, hơn mười năm trở lại đây, Thanh Thảo còn xuất hiện với tư cách là một người viết tiểu luận - phê bình được bạn đọc rất chú ý bởi giọng văn sắc sảo với những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Nhìn chung, phong cách viết tiểu luận-phê bình của Thanh Thảo khá nhất quán nhằm mục đích tìm ra cái hay cái độc đáo của tác phẩm văn học mà không ồn ào tranh luận, không nặng nề về lý thuyết nhưng có độ bền về tính triết lý.
NGUYỄN DƯƠNG CÔNPhê bình văn học là một hình thái vận động của đời sống văn hóa văn học. Nó không phải là một thể loại văn học. Nó gắn bó huyết mạch tất yếu với vận động sáng tạo - hưởng thụ văn học.
HƯƠNG GIANG - PHẠM PHÚ PHONGLịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì  phán xét những gì còn lại. (Thái Bá Vân)
Trò chuyện với hoạ sĩ Lê Bá Đảng
PV: Ảnh hưởng nào đã cho hoạ sỹ về một thế giới quan có tên gọi là: "Không gian Lê Bá Đảng"? Lê Bá Đảng (L.B.Đ): Không gian của tôi là tạo hoá thiên nhiên hài hoà trong tác phẩm. Không có cô đứng, cô ngồi, cô uỷ lụy, cô say, cô tỉnh, cô chiêm bao; không nhìn thẳng như mọi người mà nhìn từ nhiều góc độ.
Nhạc sĩ Trần Hoàn người nghệ sĩ trong lòng nhân dân
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã gần một năm, Anh từ biệt trần gian về cõi vĩnh hằng, tâm tưởng tôi vẫn vấn vương với Anh, vẫn luôn mường tượng thấy Anh với nụ cười tươi tắn, rất hồn nhiên, lại nhiều lúc thấy Anh đang mơ màng chìm trong một thế giới riêng tư xa thẳm nào đó.
Mừng nhà văn Ba Kim đại thọ 100 tuổi
HỒ SĨ HIỆPBa Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Thị Cam, sinh năm 1904, người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông viết văn rất sớm, nổi tiếng trên văn đàn từ thời "ngũ tứ vận động" (1919) và hoạt động văn học sôi nổi từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn Mao Thuẫn, Tào Ngu và Lão Xá.
Bản trường ca “Huyệt lửa chôn chung” và “món nợ” không chỉ riêng của nhà văn Phùng Quán
TRUNG SƠN(Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Phùng Quán)I. Hơn mười năm trước - mùa hè 1992, một cuộc “khai quật” ở Huế đã làm chấn động dư luận. Trong lúc đào hố móng xây dựng một căn nhà tại trụ sở Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, người ta đã phát hiện một ngôi mộ tập thể gồm 17 bộ hài cốt, một số vũ khí, đạn và 3 kỷ vật còn ghi rõ tên hiệu, đơn vị Vệ quốc đoàn hồi năm 1946.
Giai thoại: Buồn vui Phùng Quán
XUÂN TÙNG          Chòi trống im lìm, khách ngẩn ngơ          Bình khô, rượu cạn, điếu chăng tơ          Bao giờ điếu lại reo êm ái          Nhà rộn tiếng cười, ấm giọng thơ...
Trang 1/2