Tạp chí Sông Hương - Số 193 (tháng 3)
Trà Trung Hoa
PHẠM XUÂN PHỤNGChữ tea trong tiếng Anh là do dùng mẫu tự La -tinh để ký âm chữ trà (âm Hán Việt) mà người Trung Hoa nói rất rõ là chè. Lâu nay cứ tưởng chè là tiếng thuần Việt hoặc là biến âm của trà, hóa ra chè lại là từ gốc của trà. Mẹ mà nhầm là con, vui thật.
Không gian xứ Huế
LÊ HOÀNG HẢICon người từ khi cảm nhận thế giới xung quanh là lúc cảm được sự xa vắng, ly biệt... Nhớ hồi thơ dại, đứng trên bến sông trước nhà nhìn sang Cồn Hến thấy sông rộng lắm cứ nghĩ khó mà bơi sang sông được. Mỗi lần đi bộ từ nhà lên cầu Gia Hội dù chỉ vài trăm mét nhưng lại cảm thấy rất xa. Càng lớn khôn cảm nhận về khoảng cách được rút ngắn. Nhưng lạ thay khoa học ngày càng khám phá không gian, vũ trụ thì chạm đến cõi vô cùng.
HỒ NGỌC PHÚTôi về lại Huế sau trận lụt tuy muộn nhưng khá lớn vào gần cuối tháng 12 năm 2004. Ngồi ở quán cà phê Sơn bên bờ chân cầu Trường Tiền, nhìn sông Hương vào lúc sáng sớm sao thấy khang khác, trong có vẻ như sáng hơn ngày thường.
LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.
TỪ NỮ TRIỆU VƯƠNGSinh năm 1980.Cử nhân báo chí.Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du tại Hà Nội.
...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...
Võ Thị Kim Liên - Thuý Nga - Phạm Thị Anh Nga - Lê Thu Thuỳ - Kim Minh - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Võ Ngọc Lan - Châu Thu Hà - Đào Duy Anh - Nguyễn Trọng Bính - Đức Sơn - Bùi Đức Vinh - Diễm Châu - Phạm Xuân Trường
Baolin Cheng (Trương Bảo Lâm) là một nhà thơ thành công của “thế hệ thứ ba” các nhà thơ hiện đại Trung Quốc (thế hệ thứ nhất thuộc thời “ngũ tứ” 1919, thế hệ thứ hai được gọi là thế hệ “thơ mông lung” sau cải cách mở cửa). Hiện định cư tại San Françisco (Hoa Kỳ) với tư cách một nhà thơ song ngữ Hoa - Mỹ. Theo Paul Hoover, chủ biên cuốn “Thơ Hậu hiện đại Mỹ”, thơ Baolin Cheng sử dụng những cách thức của thơ siêu hình học- những chuyện kể nén chặt và những cấu trúc ý niệm - phục vụ cho các mục tiêu hiện thực chủ nghĩa. Những bài thơ sau đây của Baolin Cheng đã xuất bản ở Mỹ và Trung Quốc dưới hình thức song ngữ.
Ẩm thực nhà lam xứ  Huế tiếp cận từ góc độ văn hoá
TÔN NỮ  KHÁNH TRANG              Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.
PHONG LÊ(Trích - Nhìn từ các mục tiêu của công việc “viết”)
NGÔ TỰ LẬPTrong thời gian làm luận án ở École Normale Supérieure de Fontenay/ Saint Cloud , tôi được nghe một câu chuyện thú vị. Trong nhà giam nọ, đám tù khổ sai, sau mỗi ngày lao động như trâu ngựa dưới đòn roi của cai ngục, chỉ có một thú tiêu khiển là nghe một người trong bọn họ kể chuyện tiếu lâm.
Văn Cầm Hải: “Tôi là một đứa trẻ nội tâm lang thang”
LTS: Kể từ khi xuất hiện với bạn đọc qua bài bút ký đầu tiên có tên là Gọi nắng và chùm thơ Đời chị trên tạp chí Sông Hương lúc tuổi đời mới hai mươi, gần 10 năm qua, Văn Cầm Hải là một “hiện tượng văn học” của nhiều cuộc tranh luận vì phong cách lập ngôn mới lạ của mình. Bước vào mùa xuân mới, đúng vào ngày sinh nhật 20/1/2005 của mình, Văn Cầm Hải đã chính thức trở thành một trong những nhà văn trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Vốn là người kín tiếng đến mức “lập dị” nhưng nhân dịp xuân vui này, nhà văn Văn Cầm Hải đã “bật mí” nhiều điều, từ A đến Z trong cuộc sống của anh  với Sông Hương.
Tưởng niệm nhà thơ Huy Cận
Sáng ngày 24-2-2005 tại trụ sở 26 Lê Lợi - Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tưởng niệm nhà thơ Huy Cận. Nhiều cơ quan, ban ngành tỉnh, thành phố Huế và anh chị em văn nghệ sĩ đã tới dự. Sông Hương trân trọng giới thiệu “điếu văn” do nhà thơ Võ Quê đọc trong lễ tưởng niệm.
Người lữ hành cô độc
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO(Đọc tập ký ''Trên dấu chim di thê'' của Văn Cầm Hải- NXB Phương - 2003)
Nguyệt Đình - chàng thi sĩ tương tư dòng sông
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Huế trong thơ Nguyệt Đình)