Tạp chí Sông Hương - Số 242 (tháng 4)
Nhà cổ tứ giác - nét Huế trong kiến trúc thuộc địa Pháp
TRẦN TUẤN ANHNằm cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Bắc, toạ lạc bên bờ sông Hương ở vị trí Bao Vinh, một thương cảng nổi tiếng của Huế ngày xưa, những ngôi nhà cổ Tứ Giác(1) tại đây được xem như một trong những kiến trúc thuộc địa Pháp khá nổi bật ở Huế. Sự nổi bật thể hiện qua các đặc trưng kiến trúc mang đậm nét Huế, hoà quyện với phong cách kiến trúc Pháp du nhập vào Huế những năm đầu thế kỷ 20.
“Người xẩm của kháng chiến”
NGUYỄN HUY THẮNGNhững ngày đầu tháng 12-1954, người dân Hà Nội và khắp các vùng xung quanh nô nức kéo đến Nhà hát Nhân dân xem “văn công”. Văn công là từ bấy giờ dùng để chỉ những buổi biểu diễn văn nghệ trên sân khấu nói chung. Nhưng đợt “văn công” cuối năm 54 ấy mang một tính chất đặc biệt, vì là một đại hội có quy mô lớn (Đại hội Văn công toàn quốc), từ kháng chiến về, lần đầu tiên ra mắt công chúng Thủ đô vừa thoát khỏi ách tạm chiếm.
Ngô Minh - “Người của công chúng”
MAI VĂN HOAN         (Giới thiệu các tác giả thuộc chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế)Ngô Minh là một trong những nhà văn Việt Nam ở Huế được Đài truyền hình Cáp Việt Nam chọn giới thiệu tới 45 phút trong chương trình “Người của công chúng”. Tôi cũng được mời nói đôi lời về anh. Với tôi, Ngô Minh là người làm việc “tới số” và chơi cũng... “tới số”!
Zombie (*)
HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.
ĐỖ AN TIÊMLần đầu tiên tôi biết Vân Khanh qua tiết mục Tiếng Thơ của Đài T.N.V.N. Chất giọng mượt mà, trữ tình của Vân Khanh đã làm tôi xúc động, mặc dù bài thơ hôm đó anh ngâm tôi đã thuộc và nghe diễn ngâm nhiều lần từ thuở niên thiếu. Tôi ngờ ngợ đây là một tài năng. Song, cái tính xấu cố hữu hay nghi ngờ đã ngăn tôi lại. “Biết đâu đấy. Có khi chỉ là một mảnh sao băng”. Và tôi hình dung Vân Khanh còn trẻ, quá trẻ nữa. Một Vân Khanh rất “nghệ sĩ” theo cái nghĩa nhiều người hiểu chưa đúng về nghệ sĩ.
Tự sự của con chim câu gãy cánh
DƯƠNG THÙY DƯƠNG                (Câu lạc bộ Viết Trẻ Thừa Thiên Huế)Lớp 3. Vào năm 198 mấy, tôi biết về những giao xúc yêu đương của người lớn. Phòng ngủ của mẹ tôi không có cửa vì  phòng ngủ của những người lớn lúc bấy giờ đều như thế, không có cửa. Một tấm rèm nhựa màu xanh lấp lánh như phòng ngủ của mẹ đã thuộc hạng sang.
Về Huế
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
HOÀNG ĐĂNG KHOA Văn học Việt từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất phong phú, đa dạng và không ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn. Cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy ra đời đáp ứng nhu cầu mang tính thời sự: nhu cầu nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tiến trình văn học ba mươi năm qua, chuẩn bị cho sự ra đời của những công trình văn học sử và những chuyên khảo về giai đoạn văn học này.
Giới thiệu các tác giả thuộc chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế - Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Nhà văn Nguyễn Quang Hà tâm sự với tôi rằng anh có hai món nợ rất lớn mà chắc đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào trả xong. Hai món nợ mà anh đang gánh trên đôi vai của mình là món nợ đối với nhân dân và món nợ đối với đồng đội. Gần bốn mươi năm cầm bút, anh đã viết 9 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký; 2 tập thơ cùng với hàng trăm bài báo cũng chỉ mong sao trả được hai món nợ ấy.
Xuân sơn kỳ bí
CAO SƠNChuyện xưa: Vua Hùng kén tìm phò mã cho công chúa Ngọc Hoa, đồ lễ vật phải có gà chín cựa ngựa chín hồng mao? Thôi thúc Lạc dân xưa kia, đánh thức tiềm năng người dân phải tìm hiểu, lặn lội từ đời này sang đời kia chưa thấy. May sao với thú đi để biết, anh Trần Đăng Lâu, cựu chiến binh, hiện Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ cho hay: Vườn quốc gia nguyên sinh anh Lâu đang quản lý, mới phát hiện giống gà lạ ấy. Con vật đặc biệt chưa có ai biết tới, chưa được phổ biến rộng rãi, thương trường chưa có cuộc trao bán...
Chiều Tam Giang
VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.
Ký ức phù sa
PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật  là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính  tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi
Những sai lệch, thiếu sót trong cuốn sách “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng”
NGUYỄN HOÀN Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc và văn hoá Việt Nam được ái mộ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Vì thế mà từ khi ông qua đời đến nay đã có trên chục đầu sách viết về ông, một số lượng hiếm thấy đối với các nhạc sĩ khác. Gần đây có cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2008. Với niềm ngưỡng mộ tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã hăm hở tìm đọc cuốn sách mới này nhưng tiếc thay, chưa kịp trọn nỗi mừng đã phải thất vọng về những trang viết đánh giá đầy sai lệch và thiếu sót, phiến diện về Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam.
Về con người cô đơn trong tiểu thuyết “Rừng Nauy” của Haruki Murakami
NGUYỄN VĂN THUẤN          (Nhóm nghiên cứu - lý luận phê bình trẻ)Thời gian gần đây, tại Việt , các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản H.Murakami thường xuyên được dịch và xuất bản. Là một giọng nói hấp dẫn trên văn đàn thế giới, sáng tác của ông thu hút đông đảo công chúng và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Một trong những tiểu thuyết làm nên danh tiếng của ông là Rừng Nauy.
Thơ Sông Hương 04-2009
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường  - Tuệ Lam  - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
“Thế giới tối đen” bí ẩn tuyệt đẹp
NAM NGỌC            (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện  ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.
Phòng tuyến sông Bồ
ĐỖ KIM CUÔNGLTS: Chiến tranh chống Mỹ giải phóng dân tộc đã lùi xa hơn 30 năm, nhưng vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều nhà văn. Tiểu thuyết “Phòng tuyến sông Bồ” của nhà văn Đỗ Kim Cuông với gần 500 trang sách, phản ánh cuộc chiến đấu của quân dân Thừa Thiên Huế từ sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng.