Tạp chí Sông Hương - Số 170 (tháng 4)
Thơ Sông Hương 04-2003
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
Bửu Chỉ - Nghệ thuật đứng về phía nước mắt
Đầu năm 1997, khi mới chuyển về công tác tại Đài Truyền hình Huế, tôi có ý định làm một phim tài liệu nghệ thuật về hoạ sĩ Bửu Chỉ. Sau nhiều lần từ chối, họa sĩ Bửu Chỉ đã đồng ý giúp tôi việc này. Ngày 25-2-97, tôi gửi anh 7 câu hỏi nhằm có thêm tư liệu để lên đề cương kịch bản phim. Hơn 20 ngày sau, anh chuyển cho tôi một thếp giấy vở học trò gồm 13 tờ do tự tay anh viết xong, đề ngày 16-3-1997. Vì nhiều lý do, phim chưa làm được, tôi gửi trả anh các tư liệu đã mượn, riêng bài trả lời phỏng vấn, anh nói tôi hãy giữ làm kỷ niệm về một dự định bất thành.Với tất cả tấm lòng thương quý và kính mến một người Anh, xin được giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Anh mà tôi xem như là những trang di cảo về CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT.                                                ĐẠI DƯƠNG
Trần Vĩnh Liên, sinh tháng Tư năm 1975, vào thời điểm lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới.Bạn viết trẻ của Sông Hương dù khá đông đảo nhưng tìm được một người chào đời vào cái mốc lịch sử ấy thì quả là hiếm!Sông Hương giới thiệu trang thơ đầu tay của Trần Vĩnh Liên với ý nghĩa đó.Ước mơ thời học sinh của Liên là sẽ theo học văn chương, nhưng như một duyên nợ, Liên lại là cử nhân ngoại ngữ (Khoa tiếng Đức - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Thơ Trần Vĩnh Liên giàu ước mơ và dự cảm nhưng còn thao thức, phân vân giữa đường biên hư - thực; nhiều rung động muốn giãi bày nhưng lại giữ gìn, e ấp. Chính điều đó đã làm nên nét quyến rũ thầm kín, run rẩy của thơ Trần Vĩnh Liên.
Văn phòng tình yêu
VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.
Hà Khánh Linh đi dưới trời hoa phượng
XUÂN CANGNhờ cuốn hồi ký nhỏ Ngày ấy Trường Sơn (Nxb Hội Nhà văn - Hà Nội - 2000) của Nguyễn Khoa Như Ý- tên khai sinh của Hà Khánh Linh, bạn đọc được biết đây là một nhà văn nữ có khí chất không bình thường. Một người con gái mảnh dẻ, nhưng có chí, mơ mộng, ham hành động, vì nghĩa lớn mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.
Trần Hữu Pháp - 70 tuổi còn thơ
NGUYỄN KHẮC PHÊ Năm nay (2003), nhạc sĩ Trần Hữu Pháp (NSTHP) “mới” tròn 70 tuổi, nhưng dễ đã mấy chục năm, sau khi nhạc sĩ Trần Hoàn rời Cố đô ra Hà Nội nhận các trọng trách, NSTHP nghiễm nhiên ngồi “chiếu trên”, là “già làng” của giới âm nhạc Thừa Thiên Huế. Kể cũng phải; từ bốn mươi năm trước, khi hàng triệu thiếu nhi miền Bắc đội mũ rơm dắt lá nguỵ trang đến trường, miệng líu lo ca bài hát ông vừa sáng tác “Tiếp đạn nào / Tiếp đạn chuyền tay trên chiến hào / Cho chú dân quân bắn nhào phản lực...” thì không ít các nhạc sĩ nổi danh bây giờ có lẽ còn... bú mẹ! Vậy mà trước mắt tôi (và chắc là với không ít người nữa) - nói ông anh đừng giận nhé - vị nhạc sĩ lão làng này lại rất...trẻ con!
Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã qua đời (1924-2003)
ĐÀO DUY HIỆPGiáo sư, nhà giáo ưu tú Đỗ Đức Hiểu đã không còn nữa.Đã vĩnh biệt chúng ta một nhà sư phạm hiền từ, một nhà khoa học khiêm tốn và có nhiều phát hiện, một con người đầy lòng nhân ái, tin yêu cuộc sống và suốt đời đã sống vì cái đẹp của văn chương, nghệ thuật. Mười bảy giờ bốn mươi nhăm phút ngày 27 tháng 2 năm 2003 đã là thời khắc đó – cái thời khắc đã chia cách hai thế giới từ nay âm dương cách trở giữa giáo sư Đỗ Đức Hiểu với chúng ta. Ông đã để lại sau mình một cuộc đời dài nhiều ý nghĩa.
Hoài Thanh và phương pháp phê bình ấn tượng
ĐỖ LAI THUÝPhê bình văn học Việt Nam, sau sự khởi nguồn của Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933) chia thành hai ngả. Một xuất phát từ Phê bình để trở thành lối phê bình chủ quan ấn tượng với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (1942). Lối kia bắt nguồn từ Cảo luận tạo nên phê bình khách quan khoa học với Vũ Ngọc Phan của Nhà văn hiện đại (1942), Trần Thanh Mai của Hàn Mặc Tử (1941), Trương Tửu của Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945). Sự phân chia này, dĩ nhiên, không phải là hành chính, mà là khoa học, tức sự phân giới dựa trên những yếu tố chủ đạo, nên không phải là không thể vượt biên. Bởi, mọi biên giới đều mơ hồ hơn ta tưởng, nhất là ở khoa học văn chương.
Nguyễn Duy - chữ nghĩa hồn rơm rạ
TRẦN ANH PHƯƠNGĐi chơi gặp vịt cũng lùagặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu                                                (Ca dao)
Từ những món hàng ăn trong ngôi chợ cổ tích
NGUYỄN HỮU THÔNG                             Bút ký"Buổi mai ăn một bụng cơm cho noChạy ra bến đòMua chín cái tráchBắc quách lên lò
Chuyện của anh
PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...
Bát cháo hành
PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"