Tạp chí Sông Hương - Số 175 (tháng 9)
Thơ Sông Hương 09-2003
Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh
Mặt trời trên đỉnh Phú Sĩ
NGUYỄN VĂN DŨNGTôi mới có ý định leo núi Phú Sĩ trên đường từ Tokyo về cố đô Kyoto. Chiếc tàu siêu tốc chạy ngang qua vùng núi Fuji. Bên ngoài, trông Fuji hùng vĩ và đẹp hơn trong ảnh nhiều. Trên nền xanh thẳm của Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu, hai cánh núi từ tít tắp hai đầu Bắc Nam như đôi tình nhân thiên thu gặp lại, tràn về phía nhau. Và khi gặp nhau, cả hai hoà thành một, rồi bay vút lên trời, xuyên qua mấy tầng mây, để lộ giữa thinh không cao ngút cái chỏm mĩ miều như đầu ngọn bút lông.
Di sản Huế -10 năm hội nhập và phát triển
PHÙNG PHUCách đây vừa tròn 10 năm, ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Huế và với cả nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới với dòng chữ “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Lịch sử vùng đất Phú Xuân- Huế với Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam mở ra một trang mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị.
Chùm thơ Nguyễn Bình An
Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...
Trần Thanh Mại và phê bình tiểu sử
ĐỖ LAI THÚY                Văn là người                                  (Buffon)Cuốn sách thứ hai của phê bình văn học Việt Nam, sau Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, thuộc về Trần Thanh Mại (1911 - 1965): Trông dòng sông Vị (1936). Và, mặc dù đứng thứ hai, nhưng cuốn sách lại mở đầu cho một phương pháp phê bình văn học mới: phê bình tiểu sử học.
Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương
MAO THUỶ THANH (*)Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương là nét đẹp kỳ thú của xứ Huế. Trên sông Hương có hai chiếc cầu bắc ngang: cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhưng trước đây người dân Huế thường có thói quen đi đò ngang. Bến đò ở dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, nằm đối diện với trường Đại học Sư phạm Huế. Một hôm, tôi và nữ giáo sư Trung Quốc thử ngồi đò sang ngang một chuyến. Trên đò đã có mấy người; thấy chúng tôi bước xuống cô lái đò áp đò sát bến, mời chúng tôi lên đò.
Buổi học cuối cùng
ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.
Ông thanh tra
PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.
DƯƠNG PHƯỚC THU                              Bút kýNhiều năm rồi tôi vẫn nghe, đồng chí đồng đội, nhân dân Dương Hoà và những người từng ở hoặc đã qua lại nơi đây trước chiến tranh, khẳng định rằng: Sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Ngô Hà được đơn vị tổ chức an táng tại sườn tây núi Kệ, nơi có khe suối Ngân Hàng chảy qua thuộc vùng chiến khu Dương Hoà. Trước ngày giải phóng miền Nam, mỗi lần ngang qua chỗ ông nằm mọi người lại tự ý đắp thêm một viên đá nhỏ, để cho ngôi mộ ấy sớm trở thành hòn núi như mới mọc lên từ đất, ghi dấu chỗ ông yên nghỉ ... Chờ ngày chiến thắng.
HỮU THUTrong suốt ba nhiệm kỳ đảm đương cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, với anh chị em làm báo, chú Vũ Thắng thường dành cho những ưu ái, đó là có thể gặp gỡ vào bất cứ lúc nào, dù ở cơ quan hay nhà riêng. Do vậy mà ngôi nhà cũ ở đường Mai Thúc Loan quá đỗi thân thiết với nhiều người làm báo, trong đó có tôi.
Nguyễn Ánh - một ẩn số của lịch sử Gia Long và triều Nguyễn - một thực thể vương quyền Đại Việt
TRẦN CAO SƠNTriều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.
Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương
Một buổi chiều thu nắng ngã màu,Cảnh chùa Khuông Việt dưới trời Âu.Suối thơ, hồn nhạc, hoà cung điệu.Giọng hát, lời ca, mãi thấm sâu...
Một chiều thu Huế dưới trời Tây
VÕ QUANG YẾNỞ Pháp ngưòi ta thường bảo một con chim én không đủ để báo mùa xuân. Tôi thì tin một nữ sĩ có thể chiếu sáng một chiều thu lá vàng mưa bay nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể là nữ sĩ ấy. Chị là thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi
Tết trăng đầu
DƯƠNG THỊ HIỀNNó là Hựu, Hựu què. Bọn trẻ con trong xóm gọi nó thế. Từ lúc sinh ra bàn chân trái của nó đã bị teo lại và tay trái cũng chỉ có 4 ngón. Đó là di chứng của chất độc da cam bố nó mang từ chiến trường về. Bọn bạn cùng lứa không chơi với nó, bọn chúng luôn đùa nó một cách cay độc: Què ơi! “Quái vật tụi bay ơi”...
Gắp...! - Kể vấn - Chợ điếc