Tạp chí Sông Hương - Số 183 (tháng 5)
Người gác chiếc bình cổ Trung Hoa
S. MROZEK (Ba Lan)Tại thủ đô của một vương quốc nọ có một viện bảo tàng, trong đó có khu trưng bày về nền nghệ thuật phương Đông. Trong vô số các hiện vật trưng bày tại khu này có nhiều báu vật cực hiếm, giá trị văn hoá và giá trị bằng tiền của chúng vô cùng lớn. Trong số các vật hiếm này có một báu vật đầu bảng, bởi đó là bản duy nhất thuộc loại đó và cũng là bản duy nhất trên toàn cầu. Vì là hiện vật cực hiếm nên giá trị văn hoá của nó là độc nhất vô nhị, còn giá trị bằng tiền thời không tính xuể.
Chùa Linh Mụ một miền tâm thức và tình cảm của người dân Huế
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHChùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ. Phải nói nó là một bài thơ Thiền lồng lộng giữa không gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người. Nó là bức tranh thủy mặc thuộc họa phái Sumiye, Nhật Bổn, mà, nét chấm phá tuy giản phác nhưng lung linh, ảo diệu; vượt thời gian và đi vào vĩnh cửu. Nó là bài kinh vô ngôn, tuy không nói một chữ, mà đã làm lắng đọng trăm ngàn xôn xao của cuộc thế; và, gợi nhắc vô biên cho con người hướng đến điều chân, lẽ thiện...
Dương Khuê và sự phiêu lưu của cái đọc
ĐỖ LAI THÚYThanh sơn tự tiếu đầu tương hạc                                  Nguyễn KhuyếnNói đến Dương Khuê là nói đến hát nói. Và nói đến hát nói, thì Hồng Hồng, Tuyết Tuyết làm tôi thích hơn cả. Đấy không chỉ là một mẫu mực của thể loại, mà còn làm một không gian thẩm mỹ nhiều chiều đủ cho những phiêu lưu của cái đọc.
Hải Triều (1908- 1954)
NGUYỄN NGỌC THIỆNHải Triều tên thật là Nguyễn Khoa Văn, sinh năm 1908 trong một gia đình Nho học, khoa bảng. Năm 20 tuổi, trở thành đảng viên trẻ của Tân Việt cách mạng Đảng, Nguyễn Khoa Văn bắt đầu cầm bút viết báo với bút danh Nam Xích Tử (Chàng trai đỏ). Điều này đã khiến trong lần gặp gỡ đầu tiên, người trai có "thân hình bé nhỏ và cử chỉ nhanh nhẹn theo kiểu chim chích" (1) ấy đã gây được cảm tình nồng hậu của Trần Huy Liệu- chủ nhiệm Nam Cường thư xã, người bạn cùng trang lứa tuy vừa mới quen biết, nhưng đã chung chí hướng tìm đường giải phóng cho dân tộc, tự do cho đất nước.
Phòng tranh Lê Bá Đảng
ĐẶNG TIẾN Phòng tranh Lê Bá Đảng tại Paris, mùa thu 2003, gây nhiều mỹ cảm, mà nếu cần tóm tắt trong một chữ - một chữ thôi - thì sẽ là chữ thanh.
Thơ Sông Hương 05-2004
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Bức tranh vẽ dở
PHAN XUÂN HẬUTôi trở về quê sau mười năm xa cách. Quê tôi nằm cuối con sông Vẹn, con sông này là nhánh của sông Dinh, bắt nguồn từ dãy núi Gám, chảy qua bến Dền. Nơi đây xưa kia là kinh đô của vua Dền. Vua Dền tụ tập lực lượng chống lại nhà Trần khi đó đang trấn áp nhà Lý. Vua Dền là hậu duệ của Lý Thái Tổ, ông không chịu sự chuyên quyền của vua tôi Trần Thủ Độ bèn lập căn cứ ở miền Tây Yên Thành, tức quê tôi, và Dền là kinh thành của ông, dân quen gọi ông là vua Dền.
Chùm thơ Trà Mi
LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?
Duyên nợ trăm năm
NGUYỄN VĂN VINHTết Mậu Thân năm ấy tôi tròn mười sáu tuổi. Soi gương, tôi thấy y xì một con bé tóc lơ xơ hoe nắng, xấu tệ.
Trịnh Công Sơn và những con đường
TÔ VĨNH HÀ Huế đang trở lạnh với "mưa vẫn mưa bay" giăng mờ như hư ảo những gương mặt người xuôi ngược trên con đường tôi đi. Tôi giật mình vì một tà áo trắng vừa trôi qua. Dáng đi êm nhẹ với cánh dù mỏng manh như hơi nghiêng xuống cùng nỗi cô đơn. Những nhọc nhằn của tuổi mơ chưa đến nỗi làm bờ vai trĩu mệt nhưng cũng đủ tạo nên một "giọt chiều trên lá(1), cam chịu và chờ đợi nỗi niềm nào đó hiu hắt như những hạt mưa...
Nhớ tác giả Vượt côn đảo nhân đọc cuốn sách:
NGUYỄN VĂN HOACuốn sách: "Nhớ Phùng Quán" của Nhà xuất bản Trẻ, do Ngô Minh sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn với nhiều tác giả phát hành vào quý IV năm 2003. Cuốn sách có 526 trang khổ 13x19cm. Bìa cứng, in 1000 cuốn. Rất nhiều ảnh đẹp của Nguyễn Đình Toán - nhà nhiếp ảnh chân dung nổi tiếng của Việt nam. Đơn vị liên doanh là Công ty Văn hoá Phương Nam.
Lâm thâm nước mắt ngày vui
CHÂU DIÊNĐơn vị của tôi đi bộ từ một tỉnh miền Trung, lên qua Mường Phăng thì Điện Biên đã giải phóng. Sau một tháng đi bộ nhưng gần như chạy bộ, chúng tôi được phép nghỉ lại hai ngày ở một bản, hồi đó bản này nằm khá sâu trong rừng, nhưng nay thì nó đã ở bên một nhánh đường mới làm dẫn ra phố huyện Tuần Giáo để nối vào con đường số 6 chạy tuốt lên Điện Biên Phủ.
Truyện ngắn O' Henry
NGUYỄN HỒNG DŨNG1. Một cuộc đời lặng lẽ và những truyện ngắn nổi danhO' Henry, tên thật là William Sydney Porter, được đánh giá là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại Greenboro, tiểu bang North Carolina vào năm 1862. Năm 15 tuổi (1877), ông thôi học và vào làm việc trong một hiệu thuốc tây. Vào tuổi hai mươi, ông bị đau nặng và sức khoẻ sa sút nên đã đến dưỡng sức ở một nông trại tại tiểu bang Texas. Ông đã sống ở đấy hai năm, đã làm quen với nhiều người và hiểu rất rõ tính cách miền Tây. Sau này, ông đã kể về họ rất sinh động trong tập truyện ngắn có tựa đề đầy xúc cảm Trái tim miền Tây.
Chùm thơ Phan Trung Thành
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
Chiều đi trong Nghĩa trang Điện Biên
NGUYỄN QUANG HÀ                         Bút kýNắng chiều vàng trải dài trên những hàng bia trắng như mơ, như kỳ ảo. Đi trong nghĩa trang tôi có cảm giác mình như đang ngỡ ngàng, có cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ khi hàng hàng những bia trắng dài kia không có một nét mực ghi tên. Đó là những tấm bia vô danh.
Hồi ức: con đường tử địa (*)
ĐÀ LINHĐể có trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, trước đó quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những trận đánh để đời mở ra những khả năng to lớn về thế và lực cho chúng ta. Trong đó Trận chiến trên đường (thuộc địa) số 4 - biên giới Cao Bắc Lạng 1950 là một trận chiến như vậy.
Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Người khai sinh địa danh lịch sử Điện Biên Phủ
MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.
Chùm thơ Vĩnh Nguyên
VĨNH NGUYÊNTên thật: Nguyễn Quang VinhSinh ngày 3-11-1943Quê quán: Quảng BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Hầm chỉ huỷ chiến dịch Điện Biên Phủ
NGUYỄN TRI TÂMNgười kể chuyện phải lục tìm những tấm ảnh lưu niệm để nhớ chính xác hơn. Sau tấm ảnh đen trắng cỡ 18x24, tướng Hoàng Văn Thái kí tên và ghi rõ “Thân tặng đồng chí trung tá Lương Văn Chính, người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, huyện đội trưởng huyện đội Điện Biên. Kỉ niệm ngày lên thăm Điện Biên 3-4-1984”.
Trang 1/2