Tạp chí Sông Hương - Số 249 (tháng 11)
Thơ Sông Hương 11-2009
Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Thánh Ngã - Trần Tịnh Yên - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Quang Hưng
Chùm thơ Nhất Lâm
NHẤT LÂMBên hồ Thanh Thủy
Luận bàn về những vấn đề minh triết
HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết)         (tiếp Sông Hương số 248)
Một bước sau quận công
HỒ ANH THÁI Tác giả thấy cần phải tóm tắt chuyện cô bé quàng khăn đỏ trước, rồi mới kể tiếp phần hậu cô bé quàng khăn đỏ. Con sói đến lừa bà cô bé, nuốt sống bà, rồi mặc váy áo của bà, trùm khăn giả vờ làm bà. Cô bé về nhà, thấy bà rởm mà không biết, cứ hỏi vớ hỏi vẩn sao tai bà to thế, sao mắt bà to thế, sao mồm bà to thế. Sốt ruột. Con sói bèn nuốt chửng luôn cô bé. Nhưng rồi quần chúng tiến bộ tập hợp lại đấu tranh, con sói phải nôn cả bà lẫn cháu ra, hứa cải tà quy chính. Từ đây bắt đầu phần hậu cô bé quàng khăn đỏ…
Ngôn ngữ nhị phân - đặc điểm kiến tạo văn hóa nghệ thuật hậu hiện đại
PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao”                                       (Martin Heidegger)
Ta với con diều giấy
NGUYỄN PHI TRINHTa với con diều giấy
Đám tang
HERTA MULLERHerta Mueller vừa được trao giải Nobel văn học 2009 vì đã mô tả cảnh tượng mất quyền sở hữu bằng một lối thơ cô đọng và một lối văn thẳng thắn. Truyện ngắn này rút từ tập truyện Nadirs (1982) là tác phẩm đầu tay của bà.
Giải Nobel văn học 2009: Herta Muller
TRẦN HUYỀN SÂMSau mười năm, kể từ khi “Cái trống thiếc” ngỗ ngược của chú lùn Oska vang lên trên đống gạch đổ nát của thế chiến II, Herta Munller đã tiếp nối Gunter Gras và vinh danh cho dân tộc Đức bởi giải Nobel 2009.
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế - Nhà thơ Mai Văn Hoan
MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.
Người thổi sáo và cây sáo cũ
NGUYỄN TẤT HANH       Kính tặng nhà giáo Ngọc Phan
Cùng bạn đọc!
Cách đây đúng 10 năm, thảm họa Đại hồng thủy tháng 11.1999 đã gần như san phẳng vùng đất Thừa Thiên Huế. 385 người đã chết và mất tích, 94 người bị thương, 20.015 ngôi nhà bị đổ và nước cuốn trôi, 1.207 phòng học bị sập, đàn gia súc, gia cầm gần như chết sạch với con số triệu con, hoa màu vườn tược tan hoang, thậm chí nhiều làng mạc gần như xóa sổ... Tang thương dậy tiếng ngất trời ngày ấy...
Đi qua vùng lũ
NHÓM CTV SÔNG HƯƠNG                                   Ghi chép 10 năm sau cơn lũ lịch sử năm 1999, cơn bão số 9 (2009) (Ketsana) kèm theo một trận lũ lớn lại ập đến, xóa tan bao công sức, tiền của của Nhà nước và nhân dân gây dựng trong suốt những năm qua. Ghi chép của nhóm CTV Sông Hương tại những vùng lũ cho thấy người dân đang đối mặt với khốn khó trăm bề bởi thiên tai ngày một nghiêm trọng và phức tạp...
Thầy và trò và cơn đại hồng thuỷ
LTS: Dưới đây là một câu chuyện có thật diễn ra trong Đại hồng thuỷ Huế-1999 mà nhiều người có nghe đến. Hai thầy giáo và một bảo vệ trường đã cứu 57 em học trò nhỏ qua cơn nguy hiểm. Một trong số đó là nhà thơ Lê Vĩnh Thái, vừa mới chuyển công tác về Tạp chí Sông Hương năm 2009. Sau hành động dũng cảm ấy, thầy giáo Lê Vĩnh Thái đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Tỉnh Đoàn, Trung ương Đoàn, Huy chương Tuổi trẻ dũng cảm, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ em Việt Nam, Bộ GD và ĐT, đặc biệt là bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Anh đã giấu kín chuyện này nhiều năm, phải đến khi TCSH làm chuyên đề LỤT, điều đáng quý này mới được anh em làng văn phát hiện. Xin giới thiệu cùng bạn đọc những hồi ức của nhà thơ Lê Vĩnh Thái về những ngày đó. Câu chuyện được kể lại không màu mè, uyển ngữ, nhưng phía sau những câu chữ dung dị là những trái tim lấp lánh lòng nhân ái...
Những đoản khúc từ đỉnh lũ
HỒ ĐĂNG THANH NGỌCÁC MỘNG
Trời hành cơn lụt mỗi năm
TRẦN KIÊM ĐOÀNKý ức tuổi thơ là một thung lũng xanh, mà nơi đó thời gian đã phủ lên từng phiến đá, gốc cây một lớp sương mù lãng đãng. Dù thực tế có gai góc đến đâu, nhưng khi nghĩ về kỷ niệm ấu thời, những người lớn - hiểu như là khách trần gian đang lần bước đến tuổi già - khi nào cũng thấy “ngày xưa đó” một cách rất êm đềm và dịu ngọt.
Lụt Huế
LÊ HUỲNH LÂMNhìn con nước trôi lạnh lùng qua mọi ngõ ngách, màu nước buồn gợi lên trong ký ức tôi hình ảnh con hẻm dẫn vào xóm nhỏ ngoằn ngoèo cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Những mái nhà lúp xúp, căn gác gỗ, những khuôn mặt ngơ ngác, xác xơ.
Huế trong mùa nước nổi…
TRẦN HẠ THÁP                Tuỳ bútThường xuyên và dường như chưa bao giờ chấm dứt, Huế còn đó với biết bao nỗi lòng khi vào mùa nước nổi... Sống ở Huế qua thật nhiều năm tháng mới thấy đây không hẳn chỉ có thơ và mộng. Xứ miền luôn gợi tưởng một không gian đầy thanh thoát và dòng thời gian lững lờ, bất tận...“Một nửa sự thật vẫn chưa là chân lý”. Huế, ban tặng và mất mát.Hãnh diện cùng với xót xa. Ngợi ca bên cạnh nỗi niềm chưa bao giờ nói hết... Huế, kẻ dừng chân vui dựng sự nghiệp trăm năm. Người ôm bóng ra đi còn phiêu bạt mãi phương nào...
10 năm “thương lắm Huế ơi!”
TRẦN HỮU LỤCCơn bão Ketsana - cơn bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền khúc ruột miền Trung. Bão mạnh cấp 12,13, có lúc mạnh cấp 14,15. Trên sóng truyền hình và trên mạng, nơi cơn bão “không chờ đợi” đi qua, đã gieo rắc tang thương, khốn cùng dưới bầu trời mưa lên đến 477mm. Mực nước sông Hương dâng cao mấp mé cầu Trường Tiền. Các trường học ngập chìm trong nước bạc. Đầm Cầu Hai nước dâng cao sắp cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn ven bờ ra biển. Khu du lịch Lăng Cô nằm bên vịnh đẹp của thế giới chìm ngập trong biển nước. Những cây xanh trên đường phố bật gốc ngổn ngang. Hoàng thành Cố đô bị mưa lũ vây hãm. Nhà dân nghèo nhiều vùng miền bị tốc mái, đổ sập… Không thể kể hết mất mát, tang tóc ở quê nhà.
Nguyên Quân - Võ Văn Hoa - Khaly Chàm - Khả Lôi Nguyễn Việt Vương - Lê Huy Hạnh - Hồ Đắc Thiếu Anh
Về quê mùa bão lụt
NGUYỄN ĐẶNG MỪNGHằng năm con tôi vẫn mua vé hàng không giá rẻ cho ba mạ về quê. Không biết trùng hợp hay người ta đã lường trước là mùa này không ai thèm đi du lịch ở xứ sở năm nào cũng bão lụt nên bán vé còn rẻ hơn đi xe đò. Về Huế ở lại một ngày đêm. Trời quang mây tạnh. Cứ ngỡ trời còn thương vợ chồng mình. Được một ngày rong chơi những con đường Huế. Mùa thu se lạnh. Sông Hương nước hơi đục nhưng cũng còn khá thơ mộng.
Trang 1/2