Tạp chí Sông Hương - Số 250 (tháng 12)
Thơ xứ Huế 2009 - một năm nhìn lại
LÊ HUỲNH LÂMThơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Claude Lévi-Strauss hay là cú sốc của nền văn minh châu Âu?
TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.
Những lời nói dối
Kamala Das tên thật là Kamala Suraiyya, sinh ngày 31.3.1934 tại Punnayurkulam, quận Thrissur, thành phố Kerala, vùng tây nam Ấn Độ. Bà là nhà văn nữ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà sáng tác truyện ngắn bằng tiếng Malayalam. Bà sáng tác thơ và tiểu thuyết ngắn bằng tiếng Anh. Bà chủ yếu nổi tiếng trong thể loại truyện ngắn. Trong sự nghiệp sáng tác, bà đã có nhiều giải thưởng văn học, trong số đó là: Asian Poetry Prize, Kent Award for English Writing from Asian Countries, Asan World Prize, Ezhuthachan Award và một số giải thưởng khác nữa. Ngày 31 tháng Năm, 2009, bà mất tại bệnh viện thành phố Pune, Ấn Độ, thọ 75 tuổi.
Cảm nhận Lê Huy Quang
ĐẶNG TRƯỜNG LƯUTrong giới văn hóa - văn nghệ cả nước; cũng như làng văn nghệ sĩ của riêng Hà Nội; người ta biết nhiều đến họa sĩ, nghệ sĩ Nhân dân Lê Huy Quang qua hội họa, qua thiết kế trang trí sân khấu, qua minh họa hay bìa sách; phần lớn là bạn hữu, qua thơ ca và các bài báo trong suốt mấy chục năm qua.
Chùm thơ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
LGT: Quê ngoại xứ Huế, quê cha gốc Bắc nhưng Nguyễn Thị Ánh Huỳnh lại là con gái Cần Đước, Long An. Chị đã xuất bản 3 tập thơ, nhận một số giải thưởng thơ. Nhưng những điều đó với chị không quan trọng bằng việc làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió... ngu ngơ hơn, huyền ảo, linh diệu hơn”, và nữa “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (tự bạch).
Trang thơ đầu tay 12-2009
Trịnh Hải Yến - Dương Công Hợp
Chờ tuyết rơi
ĐẶNG THIỀU QUANGĐó là một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử, trong suốt nhiều năm trở về trước, cho đến tận sau này, bây giờ, khi cô đã trở thành một bà già ốm yếu, đó vẫn là một mùa đông lạnh giá nhất mà cô từng trải qua. Cô nhớ lại khi đó, nhiệt độ xuống đến không độ, máu đông lại trong huyết quản, đôi chân nặng như chì, còn những đầu ngón tay cô như thể đang bị hàng ngàn mũi kim đâm vào, xuyên qua đôi găng tay len, buốt giá.
Độc thoại Trần Dần
KHÁNH PHƯƠNGNgay từ thuở cùng Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương viết tuyên ngôn Tượng trưng, Trần Dần đã mặc nhiên khảng khái công bố quan niệm, thơ bỏ qua những biểu hiện đơn nghĩa của sự vật, sự kiện, đời sống, mà muốn dung hợp tất cả biểu hiện hiện thực trong cõi tương hợp của cảm giác, biến nó thành không gian rộng lớn tiếp biến kỳ ảo của những biểu tượng tiềm thức. Như vậy cũng có nghĩa, nhà thơ không được quyền sao chép ngay cả những cảm xúc dễ dãi của bản thân.
Từ ba chuyển đổi làm nên gương mặt của cái thời chúng ta đang sống...
PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.
Nguyễn Văn Tam - Mai Thanh - Cao Hạnh - Phan Văn Chương - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Ngàn Thương - Vân Anh - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh
Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)
Cách tính thời gian của người Ta Ôi xưa
NGUYỄN THỊ SỬU1. Thời gian là thước đo sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ bao la. Vạn vật luôn chuyển động và biến đổi không ngừng theo thời gian. Với người Ta Ôi, thời gian được tri nhận rõ nhất qua sự chuyển động và biến đổi của con trăng.
Xe người và xe trâu
VŨ ĐẢMChiếc xe trâu chở cát ì ạch đi trên con đường làng, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng nên mỗi khi mưa xuống có nhiều đoạn lầy lội đến mắt cá chân. Ngồi trên xe, anh Chấn hò hét mãi mà con trâu sứt vẫn không vượt qua được đám sình lầy.
“Đường thiền sen nở” cuốn sách quý về một nữ tu danh tiếng
NGUYỄN CƯƠNGSư Bà Thích Nữ Diệu Không (tục danh Hồ Thị Hạnh) sinh năm 1905 viên tịch năm 1997 hưởng thọ 93 tuổi. Lúc sinh thời Sư Bà trụ trì tại Chùa Hồng Ân, một ngôi chùa nữ tu nổi tiếng ở TP Huế, đã một thời là trung tâm Phật giáo ở miền Nam.
Một giọng văn riêng trong bút ký
HỒNG NHU    (Đọc tập “Chuyện Huế” của Hồ Đăng Thanh Ngọc - NXB Thuận Hóa 2008)
Sáng hôm ấy
NGUYỄN PHƯỚC THỊ LIÊNKhông ai ngờ trước kia nơi đây chỉ là bến đậu tự phát của mấy tên thương hồ tứ xứ tới lui mua bán, ngủ nghỉ trong những căn lều che chắn tạm bợ. Và quán cóc. Nay đã thành một công viên sông, có con đường lát gạch khá rộng chạy ra tới biển mà bên dưới là bờ kè bảo vệ, bên trên là thành lan can inox chắn giữ.
Chất thơ và ý đạo
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTĐọc xong tập sách do họa sĩ Phan Ngọc Minh đưa mượn vào đầu tháng 6.2009(*), chợt nghĩ: Hẳn, đã và sẽ còn có nhiều bài viết về tác phẩm này.
Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH(Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009)Trong lĩnh vực văn chương, tác phẩm không hay, không có giá trị nghệ thuật thì chỉ là con số không, chẳng có gì để nói, để bàn. Người viết ra nó, dù cuộc đời có ly kỳ thế nào, người ta cũng chẳng quan tâm.
Những người bạn của cha
LƯƠNG NGỌC AN               (Trích Phác thảo những lời ru)
Đọc tiếng Huế mình cho đỡ nhớ
TRẦN THỊ LINH CHITừ ngày theo chồng vào Nam, tính ra xa Huế hơn nửa thế kỷ, đất khách quê người, hiếm khi được nói hay nghe tiếng của quê hương một cách trọn vẹn. Ngay trong gia đình, đến đời cháu nội, cháu ngoại thì đã rặt tiếng miền Nam. May mắn bên mình còn có ông “Dôn”(*) người thường xuyên “gợi nhớ” qua câu nói đầu môi khi đối thoại: Mụ ơi!
Trang 1/2