Tạp chí Sông Hương - Số 10 (T.12-1984)
Cái đêm đã lâu
09:49 | 11/01/2011
VLA-ĐI-MIA XÔ-LÔ-KHINThị trấn nhỏ giữa buổi trưa hè bụi bậm, buồn tanh, vắng ngắt. Chẳng biết tự bao giờ, giữa thị trấn đã sừng sững một tòa đại giáo đường năm tháp nhọn. Nổi lên giữa những mái nhà một tầng có vườn cây xanh rì bao quanh trải đều lúp xúp hai bên bờ sông là gần chục nhà thờ, mà tháp của chúng cái thì màu da trời, cái thì màu lục, cái thì màu vàng.
Cái đêm đã lâu
Nhà văn Vladimir Soloukhin - Ảnh: sovlit.com
Trên nền cây xanh ấy còn nhô lên cái tháp canh của thị trấn, một tòa nhà ba tầng trắng tinh như làm bằng đường kính của trường nữ trung học kiểu mẫu, và dinh cơ của nhà buôn Nôgôchêva với cái chòi lắp kính rất cầu kỳ.

Tách biệt khỏi thị trấn là một nhà ga đường sắt nhỏ bé, chơ vơ, với một trạm bơm nước và đống toa dự trữ cứ đứng lỳ mãi ở đó. Thị trấn thì nhỏ, nhưng ga lại là một ga đầu mối.

Gần như tách biệt, nhưng dẫu sao vẫn gần thị trấn hơn là nhà máy dệt trước kia của lão chủ xưởng Xapunov, sau có tên là Vôlôđarka. Bao quanh nhà máy là những khu dân cư, ký túc xá, và những dãy lều quán. Dân chúng ở đây có khi còn đông đúc hơn ở giữa thị trấn.

Trước kia, tòa đại giáo đường và bảy nhà thờ đã bị tàn phá thành gạch vụn. Người ta dự định làm một công viên ngay trên chỗ tòa giáo đường. Các bụi cây được trồng, những chiếc ghế băng bằng gỗ sơn xanh được đặt vào.

Trong vườn hoa này, trên một chiếc ghế màu xanh nọ, chàng thanh niên hai mươi tuổi Xergây Êlanhin đã từng dừng chân. Đó là chàng trai mà nếu như thời bình còn bị coi là trẻ con, thì nay đã là một chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận.

Ấy là chúng ta nhìn từ trên xuống, nhìn từ tít tận đàng xa. Bây giờ, ở vị trí của tác giả mà nói, thì đó là thị trấn giữa trưa hè buồn tanh, vắng ngắt; thực ra lai lịch của thị trấn, bộ mặt của nó trước kia và ngày nay không thể nào thu hút Xergây Êlanhin, nhân vật chính của chúng ta được. Nóng nực và bụi bậm là một nguyên nhân. Không biết trốn đâu cho thoát. Cả những khóm cây trong vườn hoa cũng phủ đầy một lớp bụi vàng khè. Có lẽ suốt cả mùa hè bụi cứ rắc lên liên tiếp. Trận mưa nhỏ lắc rắc không gội sạch nổi. Lớp bụi trên lá cây kết dính thành một lớp dày y như là phết xi-măng vậy.

Điều đáng buồn nhất ở đây không phải là do những ấn tượng đập vào mắt, cũng không phải vì thị trấn vắng người, mà là ở chỗ chuyến tàu Xergây cần đi mãi đến ngày mai, thứ sáu, mới khởi hành, bây giờ mới là trưa thứ năm. Phải trú tạm đâu đó cho hết một ngày đêm nữa. Nhưng đó cũng chẳng phải là điều đáng buồn. Chả lẽ có thể coi là đáng buồn, cái nỗi chờ đợi hay trạng thái uể oải vì chờ đợi mà một chàng lính chiến hai mươi tuổi tròn có thể phải chịu đựng, trong chuyến đi cách nhà có hai ngày đường thôi sao?

Xergây được gọi đi vào giữa, mà cũng có thể coi là vào nửa sau của cuộc chiến tranh, song dầu sao từ đó đến tháng năm 1945 vẫn còn đủ thời gian để nếm mùi khổ ải. Ai mà biết được những quả bóng xổ số nhảy nhót như thế nào, ở đâu đó, như bấy giờ các bạn anh ngã xuống ở bên phải, ở bên trái, ở trước mặt, ở sau lưng, và chỉ huy đại đội (nói theo số liệu thống kê truyền miệng của lính) chỉ cầm quân không quá hai ngày. Trung bình, mặc dù đó là con số thống kê và dù đó là cách thống kê của lính, vẫn phải dự vào con số trung bình. Nhưng Xergây vẫn nguyên vẹn, đến bây giờ trên đường trở về quê hương, một làng cận U-ran xa xôi, anh vẫn không tin vào mình.

Ôi, anh tưởng tượng ra chuyến trở về của mình mới cặn kẽ làm sao! Nếu đi từ ga thì sẽ không thấy làng từ khoảng xa hơn nửa ki-lô-mét, xung quanh toàn rừng là rừng. Nhưng đã đến ga thân thuộc có cái tên Sarughinô thì anh chẳng có gì phải vội nữa.

Không, hãy cứ đến ga Sarughinô. Trước tiên, thế nào cũng phải vào quán, ăn lót dạ đã. Tiền thì có đây rồi. Một ít bỏ trong túi áo quân phục còn bao nhiêu gói trong một mảnh ni-lông ngoài bọc giấy báo để tận đáy ba lô. Một số tiền ít ỏi, phụ cấp của lính thôi (Xergây được giải ngũ với cấp trung sĩ), nhưng dù sao vẫn đủ dùng cho những tháng đầu tiên, khi anh phải làm quen với hoàn cảnh, rồi trở lại trường trung cấp sư phạm bỏ giở và những đồng tiền học bổng của học sinh… Và mẹ, chắc tiền cũng chẳng nhiều nhặn gì, những đồng tiền của con hẳn cũng có ích lắm. Nhưng tất nhiên, hẵng cứ ghé vào quán đã. Việc đầu tiên, ngoài ga có thể có những người cùng làng lắm chứ (làng của Xergây tên là Trernuska), rất có thể là họ có mang theo cả ngựa nữa. Thế thì đỡ phải cuốc bộ mười tám vexta. Còn trong mơ, có đến bảy mươi ngàn lần Xergây đi bộ về Trernuska - bởi vì từ chỗ xuống xe ngựa chỉ khoảng hai ki-lô-mét thôi. Ngay chỗ đó có một lối mòn. Xe ngựa chẳng thể vượt lên trước anh được, nó phải đi vòng qua cầu Pôtapốp, thành ra những người đồng hành của anh chẳng kịp báo trước cho một ai ở trong làng biết là anh đang về: “Kìa, ra mà đón Xergây Êlanhin đi chứ!”. Anh chỉ muốn về đến nhà thật khẽ khàng, không một ai nhìn thấy. Nâng then cài cổng lên, đi qua dãy phòng ngoài, xuất hiện trên ngưỡng cửa… Có bao nhiêu giấc mơ tương tự đã tắt đi bởi những viên đạn và những mảnh trái phá? Trong mỗi người đều có một lối mòn, một dòng suối, một thân gỗ bắc qua dòng suối ấy, ai cũng có anh chị em, một người mẹ và một góc nhỏ trong phòng. Thế mà, đùng một cái, như giọt mưa rơi trúng ngọn lửa diêm, tất cả tắt ngấm. Thế là không còn cả lối mòn, không còn dòng sô-cô-la, không còn cả mẹ, không còn gì hết cả! Nhưng ngọn lửa của Xergây vẫn nguyên vẹn, thậm chí còn cháy bùng lên như một vầng hào quang bất tận. Hệt như một đất nước thần thoại hiện lên phía trước với những bông hoa đặc biệt rực rỡ, với những dòng sô-cô-la đặc biệt trong veo, với những đám mây đặc biệt trắng, với bầu trời đặc biệt xanh, với mặt trời đặc biệt đỏ, và những con người đặc biệt nhân hậu. Và bây giờ, xin mời, hãy đi qua đất nước ấy.

Một đôi chỗ bị bỏ qua và hơi mờ đi trong cuốn phim trở về. Chẳng hạn, cái phút mẹ trông thấy anh đứng trên ngưỡng cửa… Chỗ đó, Xergây không hình dung được bằng hình ảnh cụ thể, chỉ có dưới làn áo quân phục, trái tim như đập rộn lên.

Còn cái được vẽ ra rõ nhất trong những chi tiết tỉ mỉ nhất, là cảnh anh mở túi đồ của mình trước mặt mẹ và em gái. Anh sẽ mở nó trên một chiếc ghế dài cạnh mình, những thứ đựng bên trong sẽ được xếp ra bàn. “Đầy một hộp, nào vải hoa, gấm vóc…” anh sẽ hát đùa như thế. Trước tiên, anh sẽ lấy hộp thịt hầm của Mỹ. Tất cả chỉ có năm hộp, nhưng đều to và nặng. Lại thêm năm hộp giò Mỹ nữa. Thứ giò hồng hồng, mòng mọng mà cả mẹ và em chưa từng nếm vì chưa hề thấy bao giờ. Sau đó anh sẽ lôi ra hai hộp sắt đựng sô-cô-la chiến lợi phẩm. Mỗi hộp phải tới một ki-lô. Sô-cô-la trong đó là những thỏi tròn tròn, rất giòn. Chỉ cần mở hộp ra là mùi thơm đã sực nức khắp nhà. Đó mới thực là điều kỳ diệu. Trong ngôi nhà hồi xưa chỉ có mùi yên cương (hồi xưa thôi), mùi thịt bê, mùi bánh mì, mùi sàn gỗ lau sạch và mùi lá bạch dương tươi trong ngày lễ Thánh Ba Ngôi, bỗng nhiên bừng lên mùi thơm của thứ sô-cô-la Áo!

Sau nữa, anh sẽ lấy ra, sẽ phân phát những khăn, áo, đồng hồ đeo tay; nhưng đến đây thì tất cả nhòa đi không hấp dẫn lắm. Trong tim, Xergây cảm thấy nỗi vui mừng chủ yếu của mẹ và các em không phải từ những chiếc khăn và những cái đồng hồ, mà chính là ở những thứ ăn được kia. Hộp sô-cô-la Áo kia làm gì, giá mà có ổ bánh mì với vài lát mỡ sấy thì hơn. Phải! Quỷ thật! Trong này còn cả một khúc mỡ sấy ngon lành cơ mà! Tại một ga nọ, khi đi qua Ucraina, anh đã đổi bằng một chai rượu. Chai thứ hai thì đem về. Phải ăn mừng khi trở lại nhà chứ!

Mọi sự đều tốt đẹp, đều rất tuyệt, thế mà lại phải chuyển tàu ở cái thị trấn con con này, và tàu thì sáng mai, thứ sáu, mới chạy. Mà bây giờ mới là một giờ trưa thứ năm.

Vườn hoa cằn cỗi, bụi bậm, cái nóng tháng bảy kinh người. “Khổ đâu có khổ thế” - như mẹ Xergây, bà Vêra Kudômi-nhíchna vẫn thích nói. Giá mà cứ khoác túi mà chạy trên những thanh tà vẹt lại còn dễ chịu hơn. Nhưng xa lắm, chạy mãi thế nào được. Phải hai ngày đêm nghe tiếng gõ dè dặt uể oải của bánh xe. Điều ấy cũng dễ hiểu thôi: chiến tranh vừa kết thúc, đường xá hư hại, các ga đầy ứ, các đoàn tàu không phải cứ kéo còi lao băng băng mà ì ạch bò đi như tàu điện khi qua phố đông người. Hai ngày đêm thưởng thức tiếng lọc cọc chậm chạp của bánh xe, có khi còn chậm quá giới hạn của sự chịu đựng. Mà những ngày ấy lại ở đây, trong cái thị trấn xa lạ, bụi bậm và oi bức này. Những giờ trống rỗng, vô vị kéo dài lê thê. Một con số không, còn tệ hơn nữa. Lại còn ban đêm, giết thì giờ bằng cách bó gối chăng? Xergây bất giác kêu lên vì bực bội, vì giận dữ, vì cả nổi bất lực hoàn toàn của mình.

Anh vẫn chưa biết một đêm như thế nào đang chờ đợi anh.

Anh chưa biết rằng chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi có thể kịp làm tất cả, đủ cho suốt quãng đời còn lại. Cái vườn hoa cằn cỗi này có thể ban tặng cho anh cái gì? Thứ hoa nào có thể nẩy nở ở đây, trong bụi bậm, oi bức giữa những mảnh giấy loại và đầu mẩu thuốc lá, với những chú chim sẻ hiếu động chúi mình vào những cuộc tìm kiếm những mẩu bánh thừa này. Không biết hành trình của ngôi sao chổi nào đến gần có thể thay đổi những quỹ đạo quen thuộc, hay phá vỡ sự cân bằng (ôi, thật tẻ nhạt và vô lý biết bao), hoặc thay đổi cả dòng thời gian được hay không?

Xergây rút một điếu Bi-ê-lô-mô-rin (trong bao chỉ còn vài điếu) châm hút, rồi ngả người ra lưng ghế, ngửa đầu lên. Qua làn khói ngọt ngào, sau vài hơi rít đầu tiên, anh đưa mắt nhìn những con chim én đang vạch bầu trời lấp lóa bằng những đường gẫy khúc màu đen, đến khi vừa hạ mắt xuống, thì thấy ngay trước mặt, đúng là ngay trước mặt anh, chỉ cách có hai bước chân thôi, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Cô ta đứng đó, nhìn thẳng vào người anh; cách đứng và cái nhìn chỉ có thể ở một mụ Di-gan mời người ta xem bói hay nài mạ nắp bút mà thôi. Cô gái này không phải là Di-gan. Khi Xergây vừa trông thấy cô ta (sau lúc nhìn những con chim én), cô ta chỉ mỉm cười bằng một khóe miệng, cứ như là đã biết rõ Xergây rồi, và biết phải làm gì lắm (lúc này, và nói chung là trong cuộc sống cũng vậy), rồi bỗng nhiên ngồi xuống cạnh anh.

Những cô gái xinh như thế này, có lẽ trong đời Xergây chưa bao giờ gặp. Cũng phải nói thêm ở đây là những gì Xergây biết về đàn bà có thể tóm gọn vào đôi ba từ. Nếu trừ đi những gì đọc trong sách, thấy trên phim, hay nghe qua những câu chuyện của lính, thì không còn gì hết. Một số không, lại còn ít hơn số không nữa, như là mới rồi anh tự nói với mình về những giờ chờ tàu trống rỗng.

Dạo còn học lớp năm, anh phải lòng cô học sinh lớp bảy Nađia Trôixkaia. Nhưng nếu như tình yêu là ham muốn không cưỡng được từ một người này đến với một người khác, thì đây là thứ tình yêu gì? Khi ấy, chẳng hiểu vì sao Xergây không muốn tìm gặp Nađia và thổ lộ với cô, trái lại, anh còn cảm thấy sợ hãi là đằng khác. Giá như có tới rồi, chắc gì đã thốt nổi được một lời? Với những cô bé khác, anh vẫn chơi đùa, trò chuyện chạy nhảy, chép bài của chúng và cũng đưa bài mình cho chúng chép, nhưng đến gặp Nađia và nói chuyện với cô ấy thì… Không những anh không làm được, mà hơn nữa, cũng chưa bao giờ dám có ý định như vậy.

Cứ như thể tất cả bọn con gái khác đều là cỏ dại, chỉ mình Nađia là hoa thơm; bọn con gái khác là cái nền đơn điệu, còn Nađia thì tỏa hào quang. Một mình cô ấy chiếu sáng, rực rỡ, làm chói mắt. Một lần, tình cờ Nađia mỉm cười với riêng anh, và nhìn anh bằng cặp mắt xanh thẳm thì Xergây toàn thân như phải bỏng. Nhưng chỉ bên trong thôi. Trong một giây, anh như bị nước sô-cô-lai té vào, bỏng rát. Trong đời Xergây chưa có gì ngọt ngào hơn thế. Đúng ra, một lần anh cũng có nằm mơ thật. Cứ như giữa một cánh đồng, xung quanh là hoa, và Nađia đang đi tới. Giữa đồng chẳng có một ai, chỉ có những con sơn ca bay liệng trên trời. Nađia bước đến, dang tay, khẽ khàng, ấm áp, lặng lẽ ôm choàng lấy anh, nép sát vào anh, rồi giấc mơ biến mất. Xergây cứ nghĩ, nếu điều đó xảy ra thật thì anh sẽ chết mất! Nhưng chính là anh đã sống rất lâu bằng giấc mơ hư thực đó, và không hiểu cái gì gợi lên tình yêu của anh đối với Nađia nhiều hơn: nụ cười thật của cô hay sự đụng chạm của cô trong giấc mơ kia?

Tất cả chỉ có thế. Học xong lớp bảy, Nađia lên thành phố học trường trung cấp sư phạm. Hai năm lớp sáu và lớp bảy, Xergây học thiếu cô. Vì trước kia, anh thường thấy cô từ xa trong những giờ ra chơi, nên giờ đây trường học hoàn toàn trống trải, anh cứ y như một kẻ mất hồn. Vì Nađia mà Xergây cũng thi vào chính trường trung cấp sư phạm nọ. Và lại như cũ: anh học năm thứ nhất, còn cô học năm thứ ba- năm cuối cùng, năm sắp ra trường. Sau đó, một làng quê heo hút nào đó có cô giáo làng Nagiegiôđa Lêônhiđôva.

Một sự kiện của trường trung cấp sư phạm (mà có thể là sự kiện của toàn thị trấn) là việc cô học sinh năm thứ ba trường trung cấp sư phạm Nađia Trôixkaia, một cô gái xinh đẹp mười bảy tuổi (tức là, không phải ngẫu nhiên mà Xergây mê cô ấy), đã kết hôn với một người không còn trẻ lắm, nhưng cũng rất đẹp trai, rất trí thức, là một thầy giáo dạy tiếng Đức.

Nỗi đau khổ của Xergây sẽ còn sâu sắc hơn nếu như từ ủy ban quân sự người ta không gửi giấy báo về. Mặc dù sự chia ly bất đắc dĩ (thêm vào đó lại có chiến tranh) đã phong kín, đã nén chặt mọi tình cảm, mọi kỷ niệm của trái tim, thì sự đổ vỡ vẫn không làm dịu được tất cả. Nhưng mối tình đó không còn gì để tồn tại vì chẳng có lấy những hồi tưởng cụ thể gì.

Không biết có bao giờ Xergây nghĩ rằng, sớm muộn thế nào anh cũng phải có lần đối mặt với một người đàn bà, rằng một khi nào đó, anh cũng phải có… một đêm đầu tiên hay không?

Có nghĩ, nhưng hình dung thực tế điều đó thì không thể? Anh từng nghĩ về điều đó một cách trừu tượng, như người ta thường nghĩ về cái chết; tất nhiên, đến một lúc nào đó sẽ phải chết, không thể tránh được, nhưng điều đó xảy ra thế nào, bao giờ thì…

Những câu chuyện đủ loại của người lính về tình yêu của đàn bà làm Xergây phát hoảng, chẳng phải vì chúng thô lỗ, trắng trợn quá, mà ở chỗ Xergây cảm thấy mình không thể làm được những hành động như thế. Tất cả những gì anh có thể làm, là đứng ngắm đối tượng của mình từ thật xa, sau đó sống một mình bằng mọi cử chỉ, mọi cái nhìn tình cờ, hay từng nụ cười của cô ấy… Xa hơn thì chưa biết.

Người phụ nữ đứng trước mặt Xergây giống Nađia Trôixkaia đến kỳ lạ, hoàn toàn không phải bởi những đường nét trên khuôn mặt hay là về hình thể, mà là cái gì rất khái quát, là cái “hài hòa” những nét đẹp của cô như người ta vẫn nói, hay như cách nói bây giờ ba mươi năm sau khi xảy ra chuyện này: giống nhau bởi những gien cơ bản.

Cô gái mắt xanh có mái tóc dài chải mượt hất ra phía sau (bị buộc lại bằng cái gì đó), trán phẳng mịn màng, mũi thẳng, miệng xinh xinh rất truyền cảm, bộ mặt không son phấn nhưng hồng hào, trẻ trung, một nốt lõm nhỏ trên chiếc cằm xinh xắn, cái cổ thật thẳng, thật dịu dàng và mạnh mẽ…

Về mặt hình thể mà nói, cô gái này hơi đẫy đà một tí, tức là không phải loại gầy ngẳng như “bộ xương” mà người ta vẫn dùng để nói những người gầy gò, nhưng cũng không phải là mụ béo, không phải là “bánh tròn”, cũng chẳng phải “thùng tô nô” hay “thùng nhồi bột”. Hoàn toàn không phải thế. Trước mắt Xergây là một người phụ nữ chắc lẳn, cân đối, hơi to xương (chẳng nên lấy làm điều), mắt xanh, tóc sẫm màu (cả lông mày cũng sẫm nữa!), khuôn mặt trắng trẻo, cái cổ trắng ngần, có lẽ người đẹp là dân Cô-dắc sô-cô-la Đông, nhưng biết đâu đó lại chẳng phải là những nét Xlavơ vẫn còn giữ được. Chẳng phải là người ta đã từ những miền trung kéo đến vùng sô-cô-la Đông đó sao? Rồi sau đó, sự tự do, tính cách và tập quán sinh hoạt để lại dấu ấn, những cái gốc, cái cơ bản vẫn thuần một chất rất Nga.

Phải công nhận là, ở đây chúng ta hoàn toàn đứng về góc độ của tác giả mà miêu tả chân dung người đẹp cặn kẽ nhường ấy. Chứ Xergây không thể nào từ cái nhìn đầu tiên đã tách bạch được ra cặp lông mày, mái tóc mượt hay cái cằm có vết lõm. Anh chỉ thấy trước mắt anh là một cái gì tuyệt đẹp, mỉm cười với anh rồi bỗng nhiên ngồi xuống bên anh mà thôi. Trái lại, theo các hồi ức về sau này của anh, cái đầu tiên đập vào mắt anh (khi cô gái đã cất tiếng nói, tiếng cười) là hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp, có lẽ đó là cái đẹp nhất, sắc sảo ghê gớm nhất, trong toàn bộ vẻ đẹp của cô gái. Cô ta, đương nhiên là lớn tuổi hơn anh (một thiếu nữ hai mươi tuổi không thể bước tới một cách cả quyết và tự tin đến thế), có lẽ hơn đến năm tuổi, nhưng dù sao vẫn còn rất trẻ. Đúng vào độ không còn rụt rè nữa, nhưng cũng chưa tới độ rực rỡ nhất.

Thế là, vừa rời mắt khỏi đàn chim én đang bay lượn trên trời, Xergây nhìn thấy ngay trước mắt mình, cách có hai bước chân thôi, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Đợi cho đến khi Xergây trông thấy mình, cô ta mới nhoẻn cười bằng một khóe miệng, làm như ngay lập tức đã biết rõ về Xergây, và đột nhiên ngồi xuống bên anh.

- Anh còn chờ ở đây bao lâu? - cô ta hỏi một cách tự nhiên, giản dị như là họ đã quen nhau từ đời nảo đời nào, đang cùng đi và vừa mới nói chuyện, bây giờ lại tiếp tục câu chuyện.

- Đến sáng mai… - anh đáp, cũng giản dị và tự nhiên, một sự giản dị và tự nhiên đến bất ngờ với chính Xergây.

- Nhưng dầu sao anh vẫn là người hạnh phúc, vì anh đang trở về. Chân tay còn nguyên vẹn. Mà cái chính là anh còn sống - cô gái ngừng một lát rồi nói thêm - còn nhà tôi thì chẳng bao giờ về nữa. Chôn cất đã ba năm nay. Tôi lấy chồng từ rất sớm, khi còn là một cô bé con. Anh ấy hy sinh ở đâu đó gần Kháccốp. Không biết anh đã đến đó chưa?

- Chưa đâu, bọn tôi lại đi chếch lên phía Bắc cơ!

- Có thể anh nghe đến tên chăng: Ghennadi Malusép, Ghenca…

- Ồ, em ạ, ngoài ấy có biết bao nhiêu là người…

Ngay Xergây cũng không để ý là anh gọi cô gái bằng “em”, phải, cứ như là họ đã quen biết nhau từ thuở ấu thơ vậy.

Tài giao tiếp cũng là một cái tài, một năng khiếu như mọi năng khiếu khác. Con người có thể có năng khiếu hội họa, năng khiếu ca hát, khiếu làm thợ mộc, mà cũng rất có thể có tài giao tiếp nữa. Sura, cô gái xưng tên với Xergây như vậy, đặc biệt có cái tài ấy.

Ngay lập tức, Xergây cảm thấy lạ lùng, tại sao trước đó anh lại không biết Sura, làm thế nào anh sống được nếu thiếu cô? Tất cả biến mất, cả vườn hoa bụi bậm, cả những giờ chờ đợi lê thê, cả nỗi chán ngán và sự chịu đựng dày vò, chỉ còn có Sura mà thôi.

Cô ta nói, cười, khoe hàm răng trắng bóng, đều đặn, và anh cũng nói. Điều mà họ nói với nhau chả có nghĩa lý gì, cái chính là Xergây cảm thấy mình nhẹ nhõm và thoải mái, cái cảm giác trước đây ở anh chưa bao giờ có khi tiếp xúc với một người khác. Những điều cần tìm hiểu về nhau cũng tự hình thành dần. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, Sura đã biết về Xergây, nếu không phải tất cả thì cũng là rất nhiều; nào là anh từ đâu tới, có ai đang chờ đợi anh, làng Trernuska của anh ra sao, nhà anh thế nào, trường trung cấp sư phạm ở đâu, mẹ và các em tên là gì, anh hút thuốc lá đã lâu chưa, rồi thì cha anh, ông Ivan Mikhailôvích hy sinh ở đâu, và vô vàn điều khác nữa, gấp nhiều lần những gì Xergây biết được về Sura. Vả lại, anh biết để làm gì một khi cô gái ấy đang ngồi bên anh, nhìn anh bằng cặp mắt xanh hiền hậu, chăm chú, cất tiếng cười rất vô tư, hay chỉ là nụ cười bí ẩn ở khóe miệng, những đầu ngón tay khẽ chạm vào tay anh những lúc tin cậy nhất, tóm lại, đó là con người gần gũi nhất, thân thiết nhất, và, điều quan trọng hơn cả là, con người thân thiết nhất đời ấy, thật lạ lùng, một giờ trước đây còn chưa hề có mặt…

Thời gian trước đó cứ bò như ốc sên thì giờ đây đã vút đi, nếu không nhanh như tên bắn thì chí ít cũng là vùn vụt. Những phút dằng dặc kinh người ấy loang loáng đi qua dồn vào cái vô tận của vĩnh cửu như đổ ra từ một cái bao bị lật. Không đầy vài khoảnh khắc, trời đã ngả chiều.

- Thật tội nghiệp, anh sẽ nghỉ đêm ở đâu đây? - bỗng nhiên Sura như sực tỉnh, trong đôi mắt xanh như thoáng hiện một nụ cười cả quyết, bao dung.

- Thì ngay tại đây thôi! Hoặc là tôi sẽ đi ra ga. Có điều ở đó chật bỏ xừ. Mà cái mùi thì khỏi nói! Cứ ngồi ngoài ga, rồi sau đó ta sẽ thấy chính người ta bốc lên cái mùi đó, nó ngấm vào mà… Thôi, tốt nhất là cứ ở lại đây!

- Ở đây không tiện đâu anh, gần sáng lạnh lắm!

- Cái đó thì bọn tôi đã chịu đựng quen rồi…

- Này, anh có muốn nghỉ một đêm cho đàng hoàng không? Tất nhiên, mời anh về nhà thì em không thể rồi. Còn mẹ, em trai và bố dượng em nữa… Nhưng có một căn nhà… cách đây không xa đâu… độ hai ki-lô-mét, ngay gần sô-cô-la. Trước kia ở đây có một người coi phao tiêu, bác em đấy! Về sau, người ta đã phế bỏ, không phải bác em, mà là cái phao tiêu. Thằng em Michia của em, mỗi lần đi đánh cá lại ngủ đêm ở đó. Còn em thì biết bao lần cùng đi đánh cá với nó. Ngôi nhà ấy cũng có khóa, nhưng chìa khóa giấu sau khe gỗ, ngoài em và Michia ra thì không ai biết được đâu. Bác em cho chúng em biết mà! Ở đó có giường chiếu đàng hoàng, anh sẽ ngủ ngon cho xem…

Nói rồi cô lại nhếch khóe miệng nở một nụ cười đặc biệt tự tin, nụ cười cởi bỏ hết mọi nỗi do dự, băn khoăn.

- Nào, xách túi lên anh, ta đi thôi. Thế nào anh cũng phải tắm rửa đi một chút. Cát trên bờ cứ gọi là trắng phau phau!

Trong óc Xergây mọi điều bắt đầu rối tung. Họ đi trong thị trấn theo một đường phố dốc (đi ra sô-cô-la mà), còn nỗi sợ hãi run rẩy chẳng biết từ đâu hiện ra chẳng chịu chấm dứt cho, chỉ thiếu điều răng va vào nhau nữa thôi. Xergây biết rằng một điều gì đó đang đến, có thể đó là điều quan trọng nhất trong đời; điều đó đang đến thật, không thể nào ngăn nổi đồng thời lại không thể hình dung được thực chất cái sẽ xảy ra ấy là cái gì.

Sura linh cảm thấy ngay trạng thái tinh thần, đúng hơn là trạng thái thần kinh của người bạn đường.

- Mà anh đừng lo, cứ nghe người lớn đi, rồi đâu sẽ vào đấy hết! Chà, chàng trai bé bỏng, cậu bé con, chú lính của tôi ơi… Khi đánh nhau, chắc anh không hãi như bây giờ phải không?

- Có lẽ… - Xergây đáp bằng một giọng run run, nhưng cũng đã gượng cười.

Sau những lời vừa rồi của cô, một điều gì thật kỳ diệu, thật lạ lùng đã đến với anh, cứ như người ta ngắt công tắc hay rút phích ra mọi sự run rẩy trong đầu cũng ngắt mạch luôn. Một làn sóng thanh thản, ấm áp, tựa như hạnh phúc êm ái lan khắp cơ thể làm chùng xuống nhưng cũng đồng thời rót vào mỗi thớ thịt một nguồn sức lực tự tin ngọt ngào.

Xuống hết dốc, họ đi theo đường phố dọc bờ sô-cô-la (Phố Pêre vôđinaia - Xergây ghi nhớ một cách máy móc), chẳng mấy chốc đã ra khỏi thị trấn. Đã trông thấy ngôi nhà. Từ xa, nom nó chả có vẻ là một cái nhà, mà giống một túp lều hay một cái cũi chó, song đến gần thì đúng là một túp nhà nhỏ. Cứ cho là túp lều đi nữa, thì vẫn có đủ cả cửa ra vào lẫn cửa sổ, lại cả hai bậc lên xuống. Khi họ bước vào trong nhà (tất cả diễn ra đúng như vậy - chìa khóa sau khe gỗ, ổ khóa ngay trên cửa) Xergây ngạc nhiên vì nhà khá rộng. Một chiếc giường rộng ghép bằng ván gỗ tháo ở thùng xe tải (có lẽ loại một tấn rưỡi), một chiếc bàn con, một cái tủ con và cái ghế đẩu xếp lung tung trong túp lều của người gác phao tiêu. Lại có một gian con con trong có mấy chiếc cần câu bằng tre, một đôi ủng cao su đã cũ, và một chiếc xô bỏ không. Trên giường có trải cỏ khô, bên trên là một chiếc chăn bông may bằng thứ vải xanh có chấm hoa.

- Đây nhé - Sura cất tiếng cười - không phải là khách sạn Axtôria nhưng cũng không phải là vườn hoa giữa thị trấn đâu!

Bỗng nhiên, cô ta ra chiều suy nghĩ, như để tự quyết định một điều gì bất ngờ đối với mình, rồi hỏi:

- Anh chờ em độ một tiếng, được không? Dù sao trời vẫn còn sáng, đi ngủ thì sớm quá. Một tiếng nữa em sẽ tới. Em có việc trong phố. Nhé! Nhưng mà anh phải đợi đấy! Anh ngồi trên bờ sô-cô-la đây này, nếu thích thì tắm đi. Anh biết bơi không? Nếu tắm thì xà phòng để trên cửa sổ ấy. Nước ở đây sạch lắm, mát lắm, tắm đi nhé!...

Không có gì xảy ra trong suốt một tiếng đồng hồ đó, ngoài việc Xergây có đi tắm thật. Cát lấp loáng ráng chiều. Nhưng Xergây không thích tắm ở những dòng hẹp chảy xiết với làn nước màu đất như thế này. Sô-cô-la Trernuska ở quê anh cứ trong xanh như gương giữa những bông hoa súng, làm gì có những chỗ nước xoáy như ở đây! Chỉ cần lội xuống nước, là mặt gương có những cây trăn, cây liễu bên bờ soi bóng (không kể chỗ có đám hoa súng, như vỡ tan ra).

Trong lúc đó, trên cõi trần này bắt đầu có sự thay đổi. Từ sau lưng, phía thành phố và những dãy đồi, một tảng mây đen khổng lồ giống như đống bột đã ủ men tràn ra ngoài miệng thùng đang ùn ùn kéo đến. Nó lan ra, chẳng mấy chốc đã dầy lên, cứ như thế toàn bộ sự chuyển động từ từ của nó che kín chân trời càng tăng thêm vẻ đe dọa. Đã nghe thấy tiếng ì ầm từ xa; sau những ngọn đồi, những cụm mây đen chốc chốc đã loáng lên ánh chớp sáng lòe. Một cơn dông mùa hè dữ dội đang ập đến.

Sura kịp trở lại trước khi những giọt mưa đầu tiên rơi xuống. Trong tay cô gái là một chiếc túi xách giả da màu đen.

- Thảo nào mà cả ngày nóng hầm hập. Thật không sao mà thở được nữa - đó là những tiếng đầu tiên Sura nói khi vừa quay lại.

- Nhưng không ảnh hưởng gì đến chỗ ngủ đêm của chúng ta chứ?

- Ồ không! Điều đó có khi còn rất tuyệt nữa cơ… Ngay dưới mưa này… Sẽ chẳng có ai lai vãng đến đây. Chỉ còn có chúng mình, như trên một hòn đảo hoang ấy thôi. Trời mưa! Của quý của em…

Đến đó thì mưa ập tới. Mưa đập vào lớp cỏ lác rồi uốn cong chúng xuống, trông như có khói bốc lên từ mặt sô-cô-la vậy.

Sura lấy từ túi xách hai tấm vải trải giường, cái bao gối, một chai rượu nhà làm, nửa lít rượu poóc-tê-in, một bó hành tươi với những củ trắng ngon lành.

- Đồ nhắm chả có gì hơn! Anh cũng biết đấy, cái gì cũng tem với phiếu hết. Trong ba lô anh có gì không?

- Có đây!

Hộp thịt hầm và hộp giò được chuyển từ trong ba lô lên bàn. Xergây lôi từ trong túi ra một con dao chiến lợi phẩm, và đến lúc đó mới nhớ ra miếng mỡ sấy.

- Một bữa tiệc linh đình hẳn hoi nhỉ - Sura tỏ vẻ thán phục - Thế không có bánh mì ư?

- A, bánh mì thì không!

- Tiếc thật. Thịt mỡ mà không có bánh mì thì không xong. Thôi anh cất đi!

- Thì ăn từng miếng nhỏ với hành cũng được chứ sao! Được đấy!

Xergây uống cạn một cốc đựng chất màu vàng, hăng hăng, còn Sura uống nửa cốc poóc-tê-in. Đợt mưa đầu tiên đã hơi dịu đi, nhưng đợt sau vẫn âm ỉ, dài dẳng, có lẽ sẽ kéo dài suốt đêm cũng nên.

 Xergây chợt thấy lâng lâng trong lòng. Trong giây lát (dù là lúc chếnh choáng đi nữa), anh cảm thấy mình thật hạnh phúc. Tất nhiên, anh không thể khẳng định khi chưa biết trước được tất cả quãng đời về sau, nhưng điều này thực sự là một niềm hạnh phúc. Không có gì của tương lai để mà so sánh. Còn quá khứ ư? Ha ha! Anh định rót thêm cho mình một cốc nữa, nhưng Sura ngăn lại:

- Đủ rồi! Em không cần anh say đâu, ngốc ạ!... Ta sẽ uống sau!

Cô đứng dậy. Anh cũng đứng dậy. Cổ áo quân phục của anh đã hở ra tự bao giờ. Những ngón tay khéo léo của Sura lần cởi những cái cúc còn lại, rồi lần tới thắt lưng…

 -Thế!... cậu bé của em, chàng trai bé bỏng của em, chú lính của em…

Từ mọi phía, trên mái nhà và bốn xung quanh, cơn mưa đang gào thét. Trời đã tối hẳn. Mưa khẽ róc rách ngoài cửa sổ. Sura dẫn “anh đi như là dắt một người mù. Đôi môi cô, mái tóc, cặp má, tiếng thì thầm, những câu nói ngắt quãng, và cả tiếng cười thỏa mãn sẽ còn lại mãi mãi với anh những năm tháng sau này…

Sura nép sát vào người anh toát ra một hơi ấm hịu dàng làm sao. Hơi ấm của cô từ từ truyền sang Xergây, bao trùm lấy anh…

Họ nhấm nhấp thứ rượu nhà nấu một cách từ từ, cả rượu poóc-tê-in cũng vậy. Đầu óc bắt đầu choáng váng. Xergây hiểu rằng anh sắp thiếp đi. Những ý nghĩ đứt đoạn dần trôi, chìm vào bóng tối. “Có bao nhiêu đồng đội mình đã không sống được đến hôm nay, không sống được… biết bao người… Cả mình cũng có thể đã chết… phải cám ơn… cám … cám ơn… Sura… su … su…su…”…

Anh tỉnh lại, chưa kịp bình tâm, hai mắt còn nhắm, không hề đụng tay cũng biết là chỉ còn mình anh nằm trên giường. Anh vùng dậy, chạy ra ngoài. Mưa đã tạnh hẳn. Trên trời, cũng từ phía sau những ngọn đồi, những đám mây xám tả tơi với những rìa ngoài màu trắng đang trôi lững lờ. một phần ba bầu trời là ở giữa khoảng trong xanh của bình minh, hai phần kia còn lấp sau những đám mây xám ấy.

Thoạt đầu, Xergây nghĩ Sura đang đi tắm rửa, sửa sang lại quần áo. Không biết anh đã đọc thấy ở đâu đó, người ta nói rằng phụ nữ nhận định phải dậy trước chồng mình. Nhưng xung quanh chẳng hề thấy bóng dáng Sura. Đến lúc đó anh mới vội vàng chạy trở lại nhà, và nhận ra rằng trong đó không những chẳng có Sura mà đến cái ba lô của anh cũng không còn nốt. Anh chạy cuống lên, xuôi ngược quáng quàng, không thể tin vào sự thật. Trời ơi! Lẽ nào chính là Sura! Su-u-ura!! Su-u-u-ra!!!

Lúc ấy, đồng hồ trên tay cho biết chỉ còn hơn một giờ nữa tàu chạy, và nếu như anh muốn về nhà thì phải đi ngay, thậm chí phải chạy mau ra ga mới kịp. Chợt lạnh người đi, anh lao đến vồ lấy chiếc áo quân phục, trong đó có giấy tờ vé tàu và một ít tiền. Mọi thứ vẫn còn nguyên.

Vì vẫn còn choáng váng và không có thì giờ suy nghĩ, anh chẳng biết phải làm gì lúc này. Vé lấy được đã rất khó, lại phải lui mấy ngày, phải đi tàu đúng tuyến đường, đúng ngày giờ đã ghi trên vé.

Tàu chạy lâu rồi, anh vẫn có cảm giác như vừa xảy ra một sự hiểu lầm kỳ quặc. Nếu như anh ở lại rồi tìm được Sura thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ ngay lập tức. “Không thể là như thế! Không thể thế được” - anh cả quyết. Nhưng đôi lúc, hàm răng cứ nghiến vào nhau, và khi đó Xergây nghĩ rằng, nếu con mụ ấy xuất hiện… phải, con ấy … anh sẽ bóp cổ cho nó chết… Tuy nhiên, anh không thể thốt ra cái từ sau cùng, ngay cả trong ý nghĩ, hay cả lúc tức giận điên người.

Xergây ra đầu toa hút thuốc, vô tình nghe được câu chuyện của hai người đàn bà đang ngồi thượng lên đống tay nải, bao bì của họ. Mấy bà này hẳn là người địa phương đây, chắc là đi gần thôi.

- Không đâu, sẽ bắt được thôi! Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma (*) - một bà nói.

- Cái con đê tiện ấy lấy của nhiều người chưa ấy nhỉ?

- Nghe nói nhiều lắm, nhưng có ma nào biết được hết!

- Chắc nó thạo nghề lắm?

- Mà chuyện này chỉ xảy ra với mấy anh bộ đội về nhà thôi. Vì họ có đồ ăn và chiến lợi phẩm mà!

- Những chiến lợi phẩm gì cơ?

- Còn phải nói. Anh này thì mang khăn quàng cho mẹ, cậu kia thì mang đồng hồ…

- Thế nó quyến rũ người ta bằng cách nào?

- Con khốn nạn ấy nó xinh lắm. Mà mấy anh bộ đội nhà ta thì có cần nhiều nhặn gì. Cô ả chỉ phẩy váy một cái thì các anh sẵn sàng đi theo đến cùng trời cuối đất!

- Thế nào cũng tóm được thôi. Khắp thị trấn đều biết chuyện thì chắc chắn sẽ tóm được. Phen này thì có mà rũ tù!

Nghe những câu nói ấy, Xergây thấy lạnh xương sống. Anh vừa muốn hét vào mặt hai người đàn bà, nói cho họ biết cô ấy không phải là đồ đê tiện, không phải là hạng xấu xa; lại vừa thấy tiếc cái ba lô với những món quà của mình. Thế là cơn giận lại bùng lên; lúc thì anh không thể tin vào điều đã xảy ra khi nhớ đến cô ấy, lúc thì anh lại muốn nhảy phắt ra khỏi tàu, quay trở lại, báo cho mọi người biết rằng thế nào cũng tóm được cô ấy, lúc này có một cái gì đó sâu thẳm tận đáy lòng như dâng lên lộn xộn: sự lăng nhục, sự xúc phạm, lòng căm thù, tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn, sự thương hại, xúc phạm, thóa mạ, lòng căm thù, nỗi đau xót, sự ái ngại, tình cảm thắm thiết, thương hại, biết ơn, yêu mến…

***

Trong suốt hai chục năm sau đó, khi đã là cha của ba đứa trẻ, Xergây đã mấy lần ghé lại thị trấn xưa.

Ông đi lang thang trên các đường phố, ngồi giữa vườn hoa, ghé vào các cửa hàng, la cà ngoài chợ, luẩn quẩn gần các rạp chiếu bóng, có mặt ở ngoài ga và tất cả các tiệm cà phê. Hỏi thăm dân tình để biết (thí dụ, họ còn nhớ cái vụ tội phạm ấy không) thì ông không dám. Ông không muốn hỏi thăm. Ông chỉ mong được gặp lại.

Thị trấn đã thay đổi nhiều. Những pho tượng thạch cao từ lâu không còn nữa. Những tòa nhà lắp ghép năm tầng đã mọc lên. Ông không tìm thấy túp lều xưa ngay trong chuyến trở lại đầu tiên. Nó không còn một chút dấu vết gì, cứ như thể trong mơ vậy.

Bây giờ, hai mươi năm trôi qua, ông mỉm cười nhớ lại sự giận dữ của mình vì bị sẽ là cắp chiếc ba lô: nào thịt hầm, nào chai rượu, những mảnh vải hoa, những đồng tiền ít ỏi gói trong mảnh ni-lông.

Lạy Trời! Con xin đổi hết thảy, miễn sao cô ấy lại xuất hiện trên đường phố này, lại bước đến bên cạnh con mà hỏi: “Anh còn chờ ở đây bao lâu?”. Vì ánh mắt, vì nụ cười của cô ấy, vì cơn mưa ngày nào, vì những tiếng thì thầm… tất cả, con xin dâng Người hết tất cả!

Ông ngồi đó, trong tiệm ăn La đa giữa thị trấn xưa, đầu cúi thấp bên ly rượu, miệng thì cười mỉm với một ý nghĩ nào đó, trong lúc chính ông, ông không nhận ra rằng một giọt nước mắt đang nhè nhẹ lăn từ từ xuống má.

THU CHÂU dịch
(Trong tạp chí “Tuổi trẻ” (Liên Xô) số 1-1983)
(10/12-84)





Các bài mới
Biển tuổi thơ (11/02/2011)
Các bài đã đăng