Tạp chí Sông Hương - Số 16 (T.12-1985)
Huế trên đất Pháp
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Gặp gỡ với anh Lê Huy Cận, Tổng thư ký Hội “Người yêu Huế” ở Pháp)
Thư liên lạc của “Hội Người Yêu Huế” tại Pháp
Trên giải đất hình chữ S mà đáng lẽ chúng ta phải sống, có chỗ nào mà chúng ta không nhớ, không thương! Nhưng dĩ nhiên, có chỗ chúng ta thương nhiều hơn một chút. Đó có thể là chỗ mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Chỗ mà chúng ta lưu lại nhiều kỷ niệm. Đó cũng có thể là chỗ mà vì một duyên cớ nào đấy thôi, ta bỗng thấy gắn bó suốt đời.
Thơ Sông Hương 12-85
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Chuyện trò với nhà thơ Xuân Hoàng: tâm sự một đời cầm bút
L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.
Vùng đất mời gọi văn học
NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.
Nguyễn Du, 1813
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
Sống giữa quê hương và bạn bè văn nghệ
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Giữa năm 1967, anh Thanh Hải và tôi được điều động từ Thành ủy Huế về Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị - Thiên - Huế. Mấy ngày đi đường, chúng tôi nói nhiều về vùng đất và con người quê hương.
An-giê-ri chiến đấu
Jean Amrouche (1906-1962), người An-giê-ri, dạy học ở Tuy-ni-di, viết báo. Có nhiều thi phẩm in ra trước 1940. Chết trước khi An-giê-ri dành được độc lập, trong khi ông vẫn là một trong những người thành tâm và quyết liệt tìm giải pháp cho vấn đề thiết cốt này.
Mối duyên đầu
L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.
Mưa Huế
DƯƠNG THÀNH VŨ Mùa hè năm nay mưa nhiều. Những trận mưa sung mãn rơi xuống đồng ruộng sau vụ gặt tháng ba. Ở thành phố, mưa đến với con người nhiều cung bậc, lắm nỗi lòng. Với gã bán sách ở vỉa hè này, mưa ban tặng cho hắn những ngày ế ẩm.
Hải Triều, người đấu tranh cho quan điểm văn nghệ Mác-xít
HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.
Hôm ấy, trời trở rét
HUY PHƯƠNG Đã nghe thấy tiếng gió rì rào, như từng đợt sóng nhỏ tràn qua mái nhà. Trời trở rét… Chả trách mà tối hôm qua, cánh cửa kính cứ hết sập lại mở, rập rình mấy lần làm anh mất ngủ.
Vài nét về Câu lạc bộ của những người viết trẻ Huế
HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…
Những bài hát bà ru ba lúc nhỏ bây giờ ru con
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ. 
Thân phận và nếp sống các bà trong nội cung nhà Nguyễn
PHAN VĂN DẬT Một ngày dựa mạn thuyền rồng Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài.
Gặp bạn cũ
LÊ VĂN… Rồi cũng xong … Anh lơ xe nhảy lên cuối cùng, la lớn:- Tới đi chú Tám ơi!
Bàn tay Chúa
L.T.S: Miguel Rojas Mix, sinh năm 1934 tại thủ đô Chi-lê. Giám đốc viện Nghệ thuật châu Mỹ La tinh thủ đô San Chiago. Bỏ Chi lê sang Pháp dạy học ở Đại học Paris VIII. Viết tiểu luận, truyện ngắn, sách thiếu nhi. “Bàn tay Chúa” là truyện ngắn ác liệt tố giác chính quyền Pi-nô-chê khát máu tại Chi-lê chỉ có thể gây ra khổ đau, chết chóc, ly hương và quật khởi cho nhân dân xứ này. Truyện mang ý hướng ngụ ngôn, gợi ý, gợi hình, vừa có nét thần kỳ mà vẫn không xa hiện thực.