Tạp chí Sông Hương - Số 17 (T.2-1986)
Viết về Huế
15:55 | 13/10/2011
TRẦN THÙY MAI Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là Tổ quốc Việt Nam, đều yêu và đều thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó lại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen.
Viết về Huế
Nhà văn Trần Thùy Mai - Ảnh: internet
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thực ra, sự nhắc nhở, ngợi khen về Huế qua những bài thơ, bài hát chắc làm cho khách phương xa lần đầu tới Huế không khỏi phần nào thất vọng, nhất là khi đặt chân xuống mặt đất Thừa Thiên vào lúc mười hai giờ trưa một ngày hè nắng gắt. Huế thiếu hẳn cái vẻ nhộn nhịp ào ào của những đô thị lớn: các cửa hàng có kích thước xem ra bé nhỏ, những ngã tư vắng vẻ và yên ả, hoàn toàn không có những dòng xe hơi và gắn máy chạy thành luồng. Cho đến nay, dù đang được xây dựng để phát triển thành một thành phố du lịch cỡ quốc tế, Huế cũng không hề là nơi ăn chơi xa xỉ và không có cái vẻ phô trương rực rỡ. Thành phố ấy không lộng lẫy hào nhoáng với người mới đến, với kẻ ghé qua, mà có cái sức thu hút lặng em và thấm thía với những người ở lâu cùng nó.

Ngày còn nhỏ, tôi chưa nhận thức được điều đó. Càng lớn lên, tôi mới dần dần cảm thấy cái sức hút âm thầm của Huế. Nhiều khi, tôi ước được thành hoạ sỹ để vẽ lại thần thái của quê hương mình. Tôi muốn vẽ được cả thần thái, chứ không cần vẽ phong cảnh. Đã có rất nhiều bức tranh về lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Đại Nội, chùa Thiên Mụ... Đó là những bức tranh đẹp. Nhưng không hiểu sao tôi không thấy rung động trước những cảnh vàng son đó. Ước gì tôi biết vẽ, tôi sẽ vẽ lại làn sương trên dòng sông Hương và con thuyền mảnh mai đang từ từ ló ra khỏi cái khối trắng mờ đang trùm lên nó; tôi sẽ vẽ những nhịp cầu cong cong nho nhỏ bắc qua sông An Cựu, giữa những lá trúc hai bên bờ, cơn gió hắt hiu và cả cái màu trời và nước mùa thu bàng bạc bao trùm lên tất cả; tôi sẽ vẽ cái màu nắng trong vắt lung linh lọc qua những cành sứ nhỏ đầy hoa trắng, vẽ cả mùi thơm ngây ngất và cả phản chiếu giữa màu hoa với màu áo trắng, màu nắng và cả màu mắt thiếu nữ; rồi biết đâu tôi sẽ vẽ cả tiếng chuông chùa thăm thẳm trong đêm im lặng... khi trong lòng tôi nhen nhóm cái ước mơ không bao giờ thành tựu ấy, thì tôi chợt hiểu ra rằng vẻ đẹp của Huế không dừng lại ở phong cảnh, mà là vẻ đẹp của cảnh tượng, đẹp trong từng khoảnh khắc, ở nới này hoặc nơi kia, lúc này hoặc lúc khác; cũng như cái duyên thầm của một cô gái lúc thì hiện ra ở ánh mắt nụ cười, lúc ở một câu nói hay một thoáng buồn vui; cái duyên ấy không chụp ảnh lại được mà chỉ nắm bắt được bằng tất cả tâm hồn. Tôi phục Hàn Mặc Tử khi ông viết bài thơ về thôn Vĩ Dạ "Mơ khách đường xa, khách đường xa. Áo em trắng quá nhìn không ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết tình ai có đậm đà". Bài thơ không có một chữ mô tê răng rứa nào, cũng không nhắc gì đến sông Hương núi Ngự, mà sao bàng bạc đầy chất Huế như thế? Hàn Mặc Tử không phải người Huế, nhưng ông đối với Huế thực là người tri kỷ, ông đã nắm bắt được cái thần của Huế bằng tất cả tâm hồn của người yêu cái đẹp, yêu thơ.

Hoá ra ở thành phố ấy, tầm vóc cái đẹp không đo bằng chiều cao, chiều rộng mà ở chiều sâu, một chiều sâu của mấy trăm năm văn hoá. Người Huế hơi bảo thủ, tính bảo thủ này có cái hay mà cũng có cái dở, cái rất dở, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất- và dễ thương nhất- của nó là chỗ ở đây những thói quen có được bảo tồn khá bền vững. Đã hàng trăm năm tiếp xúc với văn minh Tây phương mà cưới xin người ta vẫn chưa bỏ- và chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ- buồng cau, mâm trầu, đôi đèn, cặp lộng; ngày mới cưới, vợ chồng vẫn ăn chung đĩa muối, chén gừng để "tay nâng đĩa muối chén gừng, gừng cay muối mặn xin đừng phụ nhau". Đi mua củ gừng, người bán hàng đặt xuống đất cho mình nhặt, không dám trao tay, sợ trao cho nhau cay đắng. Mở hàng "mai xưa" cho ai, người vẫn cố chọn đồng tiền lành lặn tử tế để trả, người bán hàng vừa nhận tiền vừa xuýt xoa "The thía, lành vía tốt tiền, người hiền tiền tốt" cả người bán lẫn người mua đều chia sẻ một niềm phấn khởi, hy vọng một ngày mới buôn may bán đắt. Cho đến bây giờ, đến hăm ba tháng năm, người ta vẫn sửa soạn cỗ cúng để kỷ niệm ngày kinh đô thất thủ đã cách một thế kỷ; lúc nào trên mâm cúng cũng có đậu phụng, khoai luộc, cơm hoặc xôi nắm, là những thứ chuẩn bị cho người đi xa. Tựa hồ ta vẫn còn thấy lẩn quất mãi ở mấy cửa thành hình ảnh những bà con chạy giặc, chen nhau, xéo nhau, trúng đạn ngã xuống đó, chết xuống suối vàng mà vẫn còn sợ, còn đói, còn nhếch nhác lang thang... Người Huế giữ bền những kỷ niệm cũ và duy trì những niềm tin hơi huyền hoặc; chất huyền hoặc ấy là ảo, nhưng nó làm cuộc đời thêm nhiều thi vị; tôi nhớ đến những ngày còn nhỏ, mỗi lần tết đến, tất cả trẻ con trong nhà từ giao thừa trở đi đều rón rén, thận trọng, vì cứ tin rằng hễ làm vỡ cái gì là suốt năm sẽ toàn đổ với vỡ, hễ trượt chân vấp ngã thì sẽ cứ ngã oanh oách suốt năm. Càng lớn lên, những niềm tin huyền hoặc ấy càng phai dần, chúng tôi không còn lo
lắng vì những điều không có thực y nữa; nhưng cũng từ ấy cái tết không còn gợi nên bao nhiêu hy vọng đợi chờ và cũng bớt dn tính chất thiêng liêng của nó. Có lẽ vì thế mà giữa thời đại của tên lửa, phim và truyện thần tiên vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn; bởi vì một chút chất huyền thoại chẳng hại gì ai nếu không phải là làm cho cuộc sống đỡ đi bao phần trơ trụi khô khan; hơn nữa những huyền thoại bao giờ cũng đầy ý nghĩa sâu xa, chúng đặt ra những ẩn số lớn lao cho cuộc sống con người, những ẩn số mà khoa học đã hướng tới để nhận làm mục tiêu vĩnh cửu của mình. Vì thế, dù có đi đến tận thế kỷ hai mươi mốt hay ba mươi mốt, bằng tàu tốc hành hay bằng hỏa tiễn, tôi vẫn mơ ước được mang theo tất cả cái chất huyền thoại đã nuôi dưỡng mình từ tấm bé.

***

Nhưng có lẽ tôi cũng chẳng nên quá sa đà về chất huyền hoặc của Huế quá, nếu không ắt có người phải lo lắng cho rằng nó xa vời với những tôn chỉ sáng tác mới, tức là phải phản ánh hiện thực sản xuất, chiến đấu... Thực ra, điều khá lạ kỳ là vùng đất ấy với cả thiên nhiên và con người hàm chứa nhiều khía cạnh cực đoan và mâu thuẫn với nhau: phong cảnh nhẹ nhàng, tươi đẹp mà khí hậu thì mưa nắng bất thường và luôn luôn hứa hẹn thiên tai khủng khiếp; ngôn ngữ được tiếng là nhỏ nhẹ, dịu dàng, nhưng đến lúc mỉa mai, chua chát thì cũng không có giọng mỉa mai, chua xót nào the thía, xót xáy bằng giọng các bà cô xứ Huế.
Người phụ nữ Huế yu điệu trong thơ Nam Trân «Cô gái Kim Luông yu điệu chèo» đã chẳng từng ni tiếng ghê gớm qua v chèo Tuần Ty đào Huế đó sao? quê tôi có truyện vè Mã Long Mã Phụng, bài vè «Ruột» của người Huế. Đoạn đu bài vè ca ngợi đạo hiếu, trung, tứ đức tam tòng, phong kiến ra phết. Nhưng đến giữa bài vè thì một ông Thám Hoa con quan đầu triều đã cả gan từ chối một nàng công chúa đ lấy cô gái ăn mày cội cây đa! Có lẽ không tác phm nào, dù giàu tính chiến đấu nhất trong thời đại phong kiến lại dám dựng nên một tình hung phản phong cực đim như thế. Cho nên có gì là lạ, nếu quê hương của những câu hò mái đy «Đò ai trôi trước, cho tôi lướt đến cùng, chiều đã v trời đt mông lung, có phải duyên nhau thì xích lại cho đỡ não nùng tiếng sương», cũng chính là nơi vua Hàm Nghi đã xuất bôn, rời bỏ ngai vàng đi chiến đấu đ rồi chấp nhận đi đày, vua Thành Thái đi đày, vua Duy Tân đi đày, Hoàng hậu vợ vua Duy Tân tình nguyện theo chồng đến nơi biệt xứ trước khi tr lại Huế làm một ngưi dân lao động; Cũng là vùng đất «Quê mẹ» da diết, thấm thía, ngậm ngùi ca Thanh Tịnh lại chính là nơi «Mặt trời chân lý chói qua tim» cả một thế hệ cùng ra đi theo bước chân của «anh Lưu, anh Điu». Huế của thơ, của mộng và Huế của đấu tranh bao giờ cũng là một: đó chỉ là hai khía cạnh của một tâm hồn, bề ngoài mâu thuẫn nhau nhưng bên trong thì thống nhất và nguyên nhân của sự thống nhất đó vẫn là một cái gì khó giải thích, một bí n mà Huế giữ lại đ làm nên sự sâu thẳm của chính mình.

Càng lớn lên với Huế, tôi càng cm thấy rõ hơn sự đa dạng của thành ph nhỏ bé đó và thấy viết về quê hương mình không đơn giản. Mỗi người nhìn Huế dưới một góc cạnh khác nhau. Có người thấy dòng sông của Huế buồn tha thiết «Suốt dải sông Hương nước thở dài». Nhưng dưới con mắt Cao Bá Quát thì dáng hình của dòng sông lại là «Trường giang như kiếm lập thanh thiên». Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, trong khi các tác giả nữ của miền Nam như Nhã Ca, Túy Hồng khai thác Huế qua sự tàn tạ, hấp hối của giai cấp và của đạo lý phong kiến đã suy đồi, khai thác hình ảnh người phụ nữ Huế dưới khía cạnh ức chế và bùng n, thì các tác giả trong phong trào thanh niên Huế đu tranh nhìn thấy Huế qua những mặt đường khát vọng, nơi nhen nhóm ngọn lửa nóng bỏng từ những tâm hn trẻ trung, tiết tháo và sống vì lý tưng. Thành thử không phải chỉ có một Huế; Huế tao nhã và c kính trong thi ca c điển; Huế dịu ngọt, man mát, da diết trong ca hò dân gian; Huế mờ ảo, nhẹ nhàng, lãng mạn trong thơ mới; Huế cách mạng từ ấy trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có nhiều Huế, mà lại chỉ là một Huế, chỉ một chất trữ tình sâu lắng vốn đã có từ thuở bắt đầu có sông Hương, núi Ngự. Cũng chỉ là một màu áo trắng, mà trong thơ Hàn Mặc Tử xa xôi, mờ ảo, gợi nên bao thương cảm; đến thơ thời chống Mỹ ta lại gặp màu áo ấy giữa lựu đạn, kẽm gai giữa mùa đấu tranh sôi sục:

Ôi gió từ phía nào thi lại
Ch
biết áo em bay về phía anh
Biết rằng em đang đi
tới
Không có gì là chờ đợi,
Mọi cái đều là phía trước,
Như hạnh phúc cuốn hút mọi người...
Vì sáng mai nay
Say sưa,
Ta ra trận bng màu áo trng...

Một vài bạn ở Bắc vào thường hỏi tôi: cô có nghĩ là cần duy trì một giọng văn riêng của Huế không? Tôi nghĩ là có: văn là người, mà người thì sinh ra giữa núi sông. Nhưng sẽ rất lố bịch nếu giữa thi đại mà ngay khoảng cách giữa dân tộc, chủng tộc cũng đang dần dần thu ngắn lại, mà chúng ta lại cứ cố chăm chắm tạo cho mình một sắc thái địa phương biệt lập vi các địa phương khác, với cái tâm lý của con người c lỗ sinh ra trong một nền kinh tế kiu tự cấp tự túc. Cho nên, nếu có giữ gìn cái chất Huế trong văn chương, là trong cái ý nghĩ rằng văn học của dân tộc cần phải mang nhiều sắc thái khác nhau, và nếu Hà Nội đẹp, Sài gòn đẹp, Quảng Nam đẹp, Đà Lạt đẹp, Huế cũng đẹp, và những vẻ đẹp đó cùng được giữ gìn với tất cả sắc thái riêng của từng quê hương, thì Tổ quốc ta sẽ phong phú biết bao.

Với chúng tôi, những người cầm bút thuộc «thế hệ thứ tư» - như một cây bút phê bình đã gọi, trước mắt chúng tôi có một Huế mới, Huế bây giờ. Viết gì về quê hương mình đây? Nhiều khi thật băn khoăn khi trước mình văn chương về Huế và của Huế đã có một độ dày thăm thẳm, với những tên tui và tác phm đã đi vào văn học sử cả; các bậc tiền bối và đàn anh đã viết nhiều, mà toàn viết hay! Thế nhưng đó là Huế ngày xưa mộng, Huế từ ấy đấu tranh, còn Huế bây gi, Huế trong cuộc đi đi hiện tại thì sao? Đôi lần thực không khỏi nghĩ vn vơ: khắp nơi ngưi ta đang băn khoăn về vấn đề nóng bỏng là vấn đề xây dựng nền kinh tế mới hiện đại; khó khăn lâu rồi, bây giờ ai cũng quan tâm trước nhất - một mối quan tâm hầu như lấn át hết cả tâm trí mọi người - là làm sao cho nước giàu, dân sướng, tóm lại thì cũng là vấn đề kinh tế, mà Huế thì có bao giờ là mũi nhọn về kinh tế đâu? khắp các tác phm người ta đang đua nhau xây dựng hình ảnh người th máy vào ca, anh thủy thủ ra bin, cô công nhân nông trường với những chiếc máy cày mới tinh... Giữa tiếng máy n dòn, trong không khí sản xuất tưng bừng ấy, tiếng hò nhỏ nhẹ trên sông Hương phải là quá lạc điệu, cũ kỹ hay không? Nhưng ngược lại, nếu đưa một cỗ máy vào cho chạy ầm ầm ngay cầu Trường Tin thì Huế cũng đâu có vì thế mà đùng một cái trở thành Huế mi? Một tình trạng mà chúng tôi thường gặp phải khi th hiện Huế bây gi, là hoặc khoác cho Huế cái áo đẹp nhưng đã cũ xưa, hoặc là quàng cho Huế cái áo mới, áo «mốt», nhưng lại là loại áo sản xuất đồng loạt tại cửa hàng, có th trùm lên bất cứ ai và không làm ni bật thần thái của người mặc.

Thiết tưởng trong sản xuất, việc sản phẩm xuất hiện nhanh nhiều và đồng loạt là điều đáng mừng, nhưng trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng loạt hóa phải được xem là một thảm họa lớn lao, vì nó là sự cáo chung của chính nghệ thuật. Cũng cùng phản ánh xã hội Liên xô trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, Ghenman chọn viết về những công nhân trong các xí nghiệp, công ty, nhà máy; Aimatốp lại viết về những người dân du mục trên thảo nguyên. Không phải vì thế mà Aimatốp kém hiện đại hơn Ghenman, cũng không phải vì thế mà quá trình chuyn biến của xã hội Liên Xô trong Vĩnh biệt Gulxarư đưc phản ánh kém phần sinh động hơn trong «Tiền thưởng» hay «Biên bản một cuộc họp», vậy thì cái quan trọng không phải là những bức phông, mà là do chiều sâu của tư tưng, tình cảm và mức độ khái quát ca hình tượng. Bi vì sau tất cả những câu chuyện về nhà máy, nông trường, chiến trường... kia, sau những vấn đề thời sự, nóng hi, kịp thời... cốt lõi của mọi tác phm vẫn là vấn đề con người: con người chiến đấu vì bản thân và vì cuộc sống, đ với tới những chân trời mới mẻ của khát vọng.

Mười năm qua, đất nước đã trải qua bao nhiêu sự kiện; cuộc sống hàng ngày cuốn hút chúng ta vào bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu công việc dồn dập, linh tinh, muôn màu muôn vẻ; chúng ta tiếp xúc với bao nhiêu hạng người, bao nhiêu quan đim, phán đoán khác nhau, trái ngược nhau trước tng vấn đề của đi sống. Chúng ta phải tự quan sát, theo dõi tất cả những hình ảnh vô cùng đa dạng ấy, bằng tai mắt, và tâm hồn của chính mình, gạt bỏ mọi thành kiến và ảo giác đ tự mình vẽ lại bức tranh toàn cảnh của thời đại. Trong bức tranh ấy, tính chất chủ yếu là sự chuyn biến: chuyn từ chia cắt sang thống nhất, từ chiến tranh sang hòa bình, chuyn biến trong sản xuất trong quản lý, trong quan niệm đạo đức, trong niềm tin, trong cách sống và lối sống... Hệ quả của sự chuyn biến ấy là những xung đột căng thẳng giữa những con người: giữa già và trẻ, cũ và mới, bảo thủ và tiến bộ, Bc và Nam... cui con đường của xung đột mới là sự thống nhất thực sự trong lòng người và sự đáp ứng cho khát vọng về hạnh phúc. Bức tranh ấy sẽ phải vô cùng sinh động, vì nó vẽ về sự chuyn động; nó vẽ v một cái gì chưa định hình và đang định hình. Chính vì thế mà nó luôn dành một khoảng trống cho niềm hy vọng, nhờ có niềm hy vọng về ngày mai ấy mà chúng ta đã sống, làm việc và đấu tranh vượt qua sự nghèo khó, hiu lầm và thành kiến.

Cái đang đến - đó là đối tượng của chúng ta. Và cái chất Huế mới cũng chưa định hình, đó cũng là cái đang đến. Tất nhiên, chất Huế mới sẽ không phải là chút phn son tô đim bên ngoài tác phm, cũng không phải một thứ trà mạn sen đ chiêu đãi khách phương xa. Nó phải sinh ra từ cuộc đời máu thịt, từ sự phản ánh trung thực con người và cuộc đời, từ tình tự chung của dân tộc - và không loại trừ sắc thái độc đáo truyền thống của địa phương.

Làn sương khói trên dòng Hương vẫn mãi mãi còn, đừng xua tan nó đi, mà cũng chẳng có cách nào xua tan được. Nhưng nỗi niềm của Huế thì mỗi khác. Chính vì thế mà sẽ còn nhiều lớp người tiếp nhau viết về Huế, cũng như mọi quê hương tươi đẹp trên đất nước. Liệu chúng ta có xứng đáng là người kế thừa của cha anh hay không? Cũng có thể có, mà cũng có thể không. Tất cả còn chờ thời gian và nhiệt tình lao động của mỗi người. Dù sao, tôi tin rằng qua quá trình sàng lọc, cây bút này hay cây bút khác có thể bị rơi rụng nhưng rồi bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những thế hệ mới, để trong văn chương dáng hình của đất nước cứ trẻ mãi với thời gian.

T. T. M
(17/2-86)







Các bài mới
Chuyện Lão Khứ (31/10/2011)
Các bài đã đăng
Giáng Kiều (10/10/2011)
Trăng hạ tuần (09/09/2011)