Tạp chí Sông Hương - Số Đặc Biệt (T.9-14)
Điều gì là hệ trọng hơn cả?
10:05 | 08/10/2014

CAROL MUSKE DUKES

Thơ có quan trọng gì không? là một câu hỏi không có câu trả lời, nhưng điều này vẫn không ngăn được các nhà thơ (và hầu như cả mọi người) thử tìm một giải đáp.

Điều gì là hệ trọng hơn cả?
Ảnh: carolmuskedukes.com

Ấy là một sự dò hỏi - cũng giống như thai đố bất tử của Sphinx - đã để lại một chuỗi lịch sử đáng nể của những câu trả lời, từ sự long trọng của Perey Bysse Shelly: Nhng nhà thơ là nhà lp pháp không được tha nhn ca thế gii, đến Marianne Moore: Tôi cũng chng ưa gì nó, cho đến câu nhiệt tình của Jimmy Santiago Baca: Thơ cu vt ngươi. Vấn đề về sự thích đáng (relevance) của thơ chừng như hết sức quan trọng đối với nhiều người. Nhiều nhà phê bình gợi ý rằng các nhà thơ hiện thời đã mất liên hệ với những gì từng khiến thơ là Thơ, người khác lại cho rằng cái truyền thống và cách thế có kỷ cương của thi ca là một thứ chủ nghĩa ưu tú (ê-lít). Cả đôi bên đều có mối nghi ngại rằng thơ, một cách thế nào đó, đã bội phản cái nguồn gốc của nó. Trớ trêu thay, bất kể các hàm ý phản dân chủ của lời buộc tội này, chúng ta đang sống, nói theo Bill Moyers, vào thời của s hi sinh ca thi ca trên cả nước. Có một cơn Sóng thần của sự ái mộ thi ca, của các trại sáng tác mọc ra khắp nơi, những hội nghị bề thế về thơ, thơ trên video, thơ trong phim ảnh (W. H. Auden và Pablo Neruda mỗi ông từng là ngôi sao trong phim ảnh gần đây) và trị liệu bằng thơ. Mặc cho sự bùng nổ của mối quan tâm về thơ, thực tế lạnh lùng dường như cho ta thấy rằng trong lúc có rất nhiều người làm thơ, số người đọc thơ lại không là bao. Cùng lúc với sự được đánh giá cao của Bill Moyers, nhiều nhà xuất bản (với một ít ngoại lệ) phát hiện ra sự èo uột của việc bán thơ. Trường hợp cụ thể: Một nhà xuất bản nhỏ công bố một cuộc thi thơ (với giải thưởng là sách được xuất bản) và nhận được hàng ngàn tác phẩm dự thi. Trong lúc đó, lượng sách thơ bán được của nhà xuất bản này trung bình chỉ đến khoảng độ 500 cuốn. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, thơ có thể vừa dân chủ và quasi-revivalist mà vẫn kích thích được người đọc. Tôi còn nhớ, năm 1969 thời còn là sinh viên cao học, tôi tham dự một buổi reo hò cổ vũ thơ (poem-cheer) (“S-T-R-I-K-E”) do nhà thơ Denise LeVertov cầm đầu trên một sân khấu của trường San Francisco State, trong khi các sinh viên tay vung vẩy tập thơ của nhà thơ. Nhiều năm sau, tôi được nghe Amiri Baraka (trước đây được biết dưới tên Leroi Jones), một giáo sư đồng nghiệp trong chương trình dạy viết văn cấp cao học của trường Đại học Columbia, thách học trò của ông đi xung đường 116 và Broadway để đọc thơ ca các bn th xem điu gì s xy ra. (Tuyệt vời thay, các sinh viên làm theo lời ông. Người ta đã lắng nghe, tranh cãi, góp ý phê bình, và có cả những lời reo hò khích lệ ở Bronx). Trong một lần đến thăm và đọc thơ ở Võ bị West Point vừa mới đây, tôi mục kích các sinh viên sĩ quan chăm chỉ đọc và phân tích thơ đương thời. Người sáng lập chương trình thơ của trường ngỏ ý tin tưởng rằng việc hàm dưỡng sự bén nhạy về ngôn ngữ và văn chương có thể trang bị tốt hơn để người sĩ quan làm các quyết định sống chết nơi chiến trường. Tôi từng dạy về thi ca khắp nơi từ Riker’s Island cho đến Trại Viết Văn ở Iowa và thấy rằng lòng ao ước của học viên là như nhau: viết những bài thơ tuyệt vời như những bài họ được đọc. Cái chết mới đây của Allen Ginsberg đã làm lặng đi một tiếng nói thơ thích đáng tuyệt đỉnh. Bài sử thi Howl của ông đã làm đổi thay bộ mặt thi ca Hoa Kỳ, bộ mặt của nền văn hóa chính nó. Trong rất nhiều người thừa kế ông (tuy rằng hẳn nhiên là họ không học những bài học về bất bạo động) có các nhạc sĩ raps bị vướng mắc của chúng ta, mà những phách nhạc có vần điệu của họ tràn ngập các làn sóng, mà những mối bận tâm phiền toái của họ làm tóe ra những tranh cãi công cộng. Song, ngay cả với những chứng cứ rằng thơ có quan trọng đến thế, nhận xét nổi tiếng sau đây của Auden vẫn thuyết phục tôi: Thi ca không làm điu gì xy ra c. Tôi áng chừng ý của Auden là thơ ca không phải là tối Thứ sáu trong một mosh pit(1) hay là món quesadilla với Dì Bertie, hoặc chuyến 5:10 đi Poughkeepsie, hay bất kỳ một sự kiện thế tục nào đó. Thơ, ở tận cùng sâu thẳm của nó, không thay đổi được gì: Nó chỉ là / hiện hữu. Hoặc, thơ không làm thay đổi được gì ngoại trừ những gì xảy ra trong tâm trí, trong ký ức. Thành Troy đã bị hủy, nhưng giờ đây, nhờ Homer, cách ta hình dung sự tàn phá của nó vẫn tồn tại với chúng ta. Thơ, như Auden đã nói bóng gió, là phi thời gian đồng thời lại hết sức thiết yếu để giúp chúng ta hiểu được chính mình. Thơ, bất kể là ta đọc, ngâm, hay viết ra, là một động tác của tâm trí. Và cũng như đọc, thơ không làm cho một việc gì xảy ra cả. Một người làm thơ, hay bất cứ một người đọc nào, đến nơi cổng của ngôn ngữ và chờ đợi một cuộc diễu hành không thanh âm - không thấy được, không nghe được trong một thế giới của nghe và thấy - đi qua. Người đọc chẳng làm điều gì xảy ra: Họ chỉ chứng giám, tỉ như, việc con lửng (badger) của John Clare bị săn đuổi cùng đường như một môn thể thao tàn ác, hay nhìn Julia trong lụa là của nàng và s hóa lng ca xiêm y nàng. Họ giúp làm thành đóa hồng bệnh hoạn, việc quét mồ hóng lò sưởi ở Luân Đôn, tiếng kêu của con chim gáy, những kẻ yêu nhau nơi địa ngục bị cơn gió vĩnh hằng thổi bay tung tóe. Họ đọc những câu viết nơi Tháp vào trước buổi hành quyết lúc rạng đông. Nghe (bằng cái tai của tâm trí) lời khấn cầu của một buổi lễ múa ngô, mê mẩn vì chòm sao Pleiades đang xế dần sau một hòn đảo Hi Lạp, ngắm đám con trai pha loãng gin(2) trong tiệm bi da. (Là những kẻ tiền nhiệm của các tay nhạc rap thời nay, đám bạn đánh bi da của Gwendolyn Brook từng khe khẽ hát We real cool We lurk late). Không có gì xảy ra khi nòng súng np đạn của Emily Dickinson chĩa vào chúng ta và không một mảy may sự cố xảy ra ngoại trừ trong mắt của tâm trí, lúc nó tái hiện những sự hồi chuyển quay tít, một con chim cắt điếc đặc, chính con thú vật thô bạo kinh khiếp ấy, hiển hiện khác nhau ở mỗi bận tái sinh đơn độc, bắt đầu lếch thếch nhích về phía cái nôi của Thượng đế. Không có điều gì xảy ra khi trí tưởng tượng lén nghe cuộc đối thoại vĩ đại gọi là thơ, những tiếng vọng lại và trả lời lẫn nhau qua vịnh thời gian, vịnh lịch sử. Để vinh danh Paul Laurence Dunbar, Maya Angelou đã vọng lại lời tuyên xưng xót xa của ông: Tôi biết vì sao chim lng li hót (từ thi phẩm Symphathy). Hay Buson, vị tôn sư thơ Haiku của thế kỷ 18 (Mát rượi tiếng chuông/lúc nó ri chuông) tái sinh trong tiếng nói của nhà thơ thế kỷ 20 Wallace Stevens; Gia hai mươi núi tuyết/ch mt vt ca mình/y là mt con chim Hét. Hay nhà thơ Mỹ bản xứ Adrian C. Louis vọng lại tiếng cầu nguyện của tổ tiên ông nơi một khu biệt lập lỗ chỗ lon bia và quảng cáo trò bingo ở South Dakota. Hay Ginsberg đáp li William Blake trên harmonium của ông. Không cần phải được dạy bảo hoặc phải từng đọc suốt một vài thư viện mới có thể yêu thơ, xúc động vì thơ, để thấy rằng thơ cũng cần như thở. Quyền năng và ảnh hưởng của thơ truyền khẩu trên mọi văn hóa trên khắp thế giới là không chối cãi được. Thơ bắt nguồn từ âm thanh của tiếng nói. Tôi gặp thơ lần đầu trong tiếng mẹ tôi, người lớn lên cùng thế hệ học bằng cách nhớ thuộc lòng. Mẹ ru tôi trên chiếc đu sau nhà, miệng ngâm nga những câu: Con mun đu cao lên tn mãi đâu? Tn trên không xanh tht là xanh hay Chiu tà và sao hôm và mt li gi tôi trong vt/ Bãi cát ca sông xin đừng than vãn, khi tôi xuôi dòng v vi bin khơi(3). Tự khắc, tôi biết rằng tôi đang đu đưa trong những dòng dẻo dai của những bài thơ ấy, tung ra xa và níu trở lại trong tay ôm của một khuôn dáng kết bằng kiểu thức và thanh âm. Tôi đang bay, và tôi cảm thấy an toàn. * Nghe thơ chừng như tạo thêm trong ta những khát khao, một nỗi khát khao về ngôn ngữ mà tự nó là một động tác. Nỗi thèm muốn được đọc, thèm muốn ánh sáng của ý thức soi rọi các dấu hiệu ta dùng để truyền thông. Một cuộc biểu diễn có thể làm tăng sức mạnh xúc cảm của thơ, nhưng thơ không phải chỉ là biểu diễn, hay trình diễn, hoặc đệm theo. Nhạc của thơ phải được nghe ra trong chính lời thơ. Seamus Heaney, nhà thơ Ái Nhĩ Lan được giải Nobel văn chương, nói về cái thi khc y khi con chim hót tht gn/ Vi âm nhc ca điu xy đến. Nó là cái khoảnh khắc chỉ đủ dài - và chỉ đủ gần - khiến ta nghe thấy tiếng nhạc vô thanh bên trong và cảm được cái thinh lặng trong đó thơ nói với ta. Nhiều năm trước, đọc bài thơ ngoại hạng Of Modern Poetry của Wallace Stevens tôi hiểu ra là tai trong thơ được nối với tâm trí. Stevens mô tả nhà thơ như một din viên không bao gi tha mãn trên sân khấu, mt nhà siêu hình trong bóng ti đang cố gắng bằng một thứ rađa Thiền định, để cân đo những chữ anh ta phải nói lên, những chữ anh ta nghe và cố nói lên trong cái tai cùng thm ca tâm trí, những chữ s va đủ. Vừa đủ cho cái gì? Và cho ai? Câu trả lời đã rõ: những chữ vừa đủ cho chính chúng nó, trong cái tai của tâm trí nơi mà những dáng vẻ của nỗi thèm muốn của con người được nghe và được nói. Diễn viên của Stevens không ở trên sân khấu nào khác hơn là tâm trí của ông ta. Không khán giả, không đèn chiếu, không tiếng vỗ tay. Chỉ có tiếng của trí tưởng đang lắng nghe, như Stevens: âm thanh đang đi qua cái đúng lúc bt cht (sudden rightness) và bài thơ viết ra từ đó là ca mt người đàn ông đang skating, mt người đàn bà đang múa.../... Bài thơ ca động tác ca tâm trí. Thơ có nhiều đề tài: yêu, ghét, mất mát, chính trị, chiến tranh, đời sống gia đình. Nhưng không một đề tài nào và cách các nhà thơ xử lý chúng (dù chúng có thể làm ta rơi nước mắt, hay giận dữ, vui sướng) cho ta thấy vì sao mà thơ tự nó lại quan trọng. Bài thơ Traveling Through the Dark của William Stafford nói cho ta biết vì sao. Một người bắt gặp con nai chết bên đường núi chật hẹp hiểm nghèo. Ông ta bị sốc và kinh ngạc khi nhận ra con nai là một con nai cái - một con nai cái có mang - và con nai con còn sống trong bụng mẹ. Bóng tối bao trùm lấy ông ta và con nai, vây bọc họ trong hình dạng của ánh sáng đèn chiếu từ xe ô-tô của ông. Ông suy nghĩ, tht căng cho tt c chúng ta, s chch hướng duy nht của ông, trước khi ông làm điều ông quyết định làm. Đây là cả vũ trụ trong vầng sáng của một ngọn đèn chiếu hào phóng. Đó là khoảng không gian được soi sáng trong ấy ta nhìn thấy được chính ta và các chọn lựa được đặt lên vai ta. Điều cốt yếu ở đây không phải là vn đề hay đề tài hay đối tượng ở vỏ ngoài của một bài thơ mà là cái chủ tâm đứt ruột để thấu hiểu, sự suy nghĩ tht căng cho tt c chúng ta, sự nghĩ suy xa lạ và quen thuộc như chính tự nhiên. Czeslaw Milosz nói lại điều ấy như vầy: Tôi hi không bng bun đau, mà trong kinh ngc. Và Sylvia Plath cũng thế, khi bà kêu lên: Tia máu là thơ... anh trao em hai đứa tr, hai đóa hng. Tia máu là thơ. Thơ quả thật có quan trọng và luôn luôn có được sự quan trọng ấy chính vì nó chẳng bao giờ quan trọng một tí nào. Vì bởi nó là no-thing, là thiên biến vạn hóa, và nó thách đố mọi định nghĩa. Thử tưởng tượng một bài thơ bị ra rìa, thất nghiệp (không còn người đọc, thương thay), lê la nơi sở thất nghiệp, ruồi bu kiến đậu, quấy rầy thiên hạ với những cái ngắt câu đặc thù của nó, cái năng lực nổi tiếng một thời trong câu thơ vắt dòng của nó. Han rỉ trên đàn lyre, bốc mùi rượu nho rẻ tiền Dionysian. Thiên hạ đi qua, ngại ngùng quay mặt. Có thể, có một hai kẻ dừng lại và lắng nghe bài thơ, nhặt nó lên, đọc lướt một đôi dòng. Họ phát hiện sự bí mật và ma lực phù chú của chữ trong bài thơ. Ta hãy gọi tên bài thơ: Chng nhm nhò gì. Và, low and behold! Bài thơ bằng một cách nào đó đã hóa ra là con chim chiền chiện đang tung cánh, một nghệ nhân Nhật Bản, một phi công oanh tạc, một con mèo, con báo, tượng bán thân không đầu của Apollo, một mặt nạ châu Phi, một cánh hoa đào trôi xuôi dòng sông đến bên Lý Bạch. Bài thơ tồn tại - sau khi mọi chuyện nói xong, làm xong - một cách hoàn toàn không thích đáng. Và bất tử.

Lê Thứ chuyển ngữ bài What Matters Most của Carol Muske Dukes đăng trong Los Angeles Times/Book Review (April 20, 1997). Các chú thích dựa theo thư riêng của tác giả.
C.M.D
(SDB14/09-14)


.................................
Carol Muske Dukes dạy môn creative writing tại Đại học Nam California (USC), có nhiều sách đã xuất bản. Tác phẩm sắp xuất bản: An Octave Above Thunder: New and Selected Peoms Women and Poetry: Truth, Autobiography and the Shape of the Self.

(1) Nơi chật hẹp những người trẻ rúc vào để mosh: khiêu vũ thật cuồng bạo, xô chạm vào nhau.
(2) Thời Prohibition cấm bán rượu.
(3) Trích từ bài thơ Crossing the Bar của Alfred Lord Tennyson. Bar = sandbar.




 

Các bài mới
Con đường thơ (03/11/2014)
Các bài đã đăng
Lá bồ đề (06/10/2014)