Tạp chí Sông Hương - Số 331 (T.09-16)
Thơ Sông Hương 09-16

Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh

Gió xanh

PHẠM DUY NGHĨA

1.
Nhà tôi ở trong thung lũng. Nhiều năm trước, khi tôi còn là một cô gái nhỏ, vùng tôi ở được chứng kiến một sự lạ thường.

Công án Thiền và hội họa

HUỆ VIÊN

Công án - một phương pháp khai phóng tư duy
Trong các công án Thiền, có rất nhiều cách giáo hóa của các vị chân sư rất phũ phàng, thậm chí điên khùng, nhưng nó lại có tác dụng kì lạ, làm cho học trò kinh ngạc, bất ngờ giác ngộ.

Giấc mơ Mỹ và người Mỹ da đen trong tiểu thuyết Toni Morrison

NGUYỄN THỊ TUYẾT

Từ những chuyến tàu cưỡng bức xuyên Đại Tây Dương, người da đen đặt chân lên đất Mỹ với một nhân vị mới: người nô lệ. Toni Morrison ý thức sâu sắc về những cướp đoạt ấy, toàn bộ tác phẩm của bà không chỉ là lịch sử của người da đen (hơn ba thế kỷ) với tất cả những vấn đề khởi đi từ hệ lụy của màu da, mà quan trọng hơn, là nỗ lực mở ra một phả hệ mới, phả hệ của lòng nhân; và trên nền tảng bảo bối là bản sắc văn hóa, lịch sử tổ tiên, mỗi cá nhân phải giải thoát nhân vị nô lệ trong chính bản thân mình.

Phạm Thế Ngũ và Việt Nam văn học sử giản ước tân biên

PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

Từ “Thân Việt” (Annamophilie) đến hội chứng “Hoài Việt” (Namstalgie) của “Chủ bút Đô Thành Hiếu Cổ” (Bulletin des Amis du Vieux Hue - BAVH)

ĐỖ TRINH HUỆ

Cadière đến Việt Nam cuối thế kỷ 19 và hoạt động văn hóa những năm đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp còn mang tư tưởng nước lớn và mẫu gương của nhân loại trong nhiều lĩnh vực.

Nhớ Huế
Nhạc: DƯƠNG TOÀN THIÊN
Thơ:   HỒ MINH
Ngày ấy, bạn và tôi

HUỲNH Ý NHI   

Chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi, khi tôi còn là cô bé 12 tuổi. Hồi đó tôi ở cùng bố mẹ và bà ở Huế. Cuộc sống cứ trôi êm ả và thanh bình.

Trang thơ Christopher Merrill

Thi sĩ Christopher Merrill được giới phê bình văn chương Mỹ trân trọng, như W.S. Merwin đánh giá, là “một trong những nhà thơ tài năng, táo bạo, và thành công nhất của một thế hệ thi ca hiện đại.”

Trương Chi

Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.

Hai ông Kẻ Khoán hai làng giáp ranh

VĨNH NGUYÊN

Cho đến bây giờ, người dân hai làng Vĩnh Tuy, Trung Trinh đều không biết hai ông Kẻ Khoán họ gì, tên gì? Chỉ biết rằng họ rất “nổi tiếng”. Nhân một mâu thuẫn về đất ruộng, hai ông cãi nhau, đánh nhau đến kiệt sức rồi chết cùng một lúc ngoài đồng. Họ thành nấm mộ chung, còn gọi Mả Ngài!

Tâm sự của hai con gà

HỒ NGUYỄN DẠ THẢO

Ngày xửa ngày xưa có hai anh em sống rất hòa thuận với nhau trong một ngôi nhà tranh cũ gần con suối nhỏ xinh. Họ siêng năng chăm bón mảnh vườn cha mẹ để lại, cùng nhau nuôi gà nuôi vịt. Cuộc sống tuy giản dị nhưng lại rất đầm ấm.

Quận vương Vĩnh Tường: Vị hoàng tử hay thơ qua bài tựa của Quảng Khê Trương Đăng Quế

HOÀNG NGỌC CƯƠNG

LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

Trang thơ Thôn Làng

Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.

Khái quát nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du

NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

Thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du được biểu hiện ở nhiều phương diện. Chẳng hạn như năng lực phát hiện vấn đề, phát hiện những nghịch lý, năng lực cảm thông với những nỗi khổ đau của con người, tài năng cấu tứ, tài năng sử dụng ngôn ngữ, thánh thơ lục bát,…

Ô Lâu, sông quê bến nhớ

PHI TÂN
   Tùy bút   

Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.

Tác phẩm mới tháng 09/2016

DẶM DÀI TẢN MẠN KÝ (Ký, ghi chép), tác giả Nguyễn Việt, Nxb. Thuận Hóa, 2016.

Cây bút tuổi hồng 2016

Hằng năm, theo lệ thường, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Cây bút tuổi hồng để từ đó lựa chọn những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho phong trào sáng tác văn chương trong lứa tuổi học sinh từ cấp 1 đến cấp 2 tiếp tục tham gia trại sáng tác nhằm cổ vũ tình yêu văn chương nghệ thuật, tinh thần sáng tạo nghệ thuật trong thành phố.

Dòng Hương nhớ Bác


Nhạc và lời: PHẠM PHƯỚC NGHĨA