Tạp chí Sông Hương - Số 135 (tháng 5)
Christian Poncelet: Festival sẽ biến Huế trở thành thủ đô văn hóa
09:03 | 09/04/2010
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh, nhân dịp đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 15/4/2000 tại khách sạn Morin, Chủ tịch Thượng Nghị viện nước Cộng hòa Pháp ông Christian Poncelet đã có cuộc gặp gỡ phóng viên các báo đang có mặt Festival Huế 2000.
Christian Poncelet: Festival sẽ biến Huế trở thành thủ đô văn hóa
Ông Christian Poncelet - Ảnh: Wikipedia
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự hợp tác giữa phía Pháp với Việt Nam, với tỉnh TT-Huế trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) và phát triển kinh tế xã hội Chủ tịch Thượng nghị viện Pháp cho rằng: Pháp và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Giữa hai nước từ lâu đã có hợp tác toàn diện với mục tiêu nhằm thăng hoa các giá trị văn hóa, nhân văn. Festival Huế 2000 là một bằng chứng sinh động. Sự hợp tác dựa trên nguyên tắc không nhằm vào những lợi nhuận cụ thể, không làm giàu cho một số người mà nhằm vào sự tiến bộ chung của nhiều người, vì hiệu quả xã hội. Ví dụ như các chương trình dạy tiếng Pháp là nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội cơ hội tiếp thu công nghệ mới, có cơ hội hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Ông Christian Poncelet cho rằng Festival Huế 2000 cần được phát huy để Huế là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn minh, là nhịp cầu nối văn hóa phương Đông và phương Tây. Festival là một dịp để giới thiệu văn hóa Việt Nam văn hóa Pháp với công chúng Việt Nam, công chúng nước ngoài. Festival sẽ biến Huế thành thủ đô văn hóa của Việt Nam, của Đông Nam Á. Tất nhiên là chúng ta phải đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng - Đánh giá về Festival của ông Christian Poncelet làm tôi nhớ lại cách đây hơn 20 năm, lần đầu tiên vào Huế Cố vấn Phạm Văn Đồng (lúc đó là Thủ tướng Chính phủ) đã nói: Sau ngày đất nước thống nhất may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa.


Về hỗ trợ của nước Pháp trong bảo tồn và phát triển được thực thi qua trung gian là Đại sứ quán Pháp và nhiều vùng lãnh thổ của nước Pháp. Bằng chứng là các công trình trùng tu Duyệt Thị Đường, vườn Thượng Uyển (Đại Nội Huế)..., mới ngày hôm qua chúng ta đã cắt bằng khánh thành ngôi nhà di sản ở Huế. Đó là sự hợp tác của nước Pháp và vùng Lille. Việt nam có những di sản văn hóa lớn, hợp tác Pháp - Việt là nhằm phát huy giá trị di sản để cả thế giới biết đến.

Vấn đề thứ hai chúng tôi đưa ra là "Ở Việt Nam, kể cả ở Huế, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế phải qua Pháp tìm tài liệu. Họ rất cám ơn những người Pháp đầu thế kỷ 20 có các hoạt động nghiên cứu Huế như Hội Những người bạn cố đô do ông Cadière sáng lập đã xuất bản định kỳ đặc san BAVH, một cẩm nang cho người ngày nay nghiên cứu Huế xưa. Ở Huế có nhiều di tích liên quan đến nước Pháp, người Pháp. Vậy nước Pháp có thể giúp Huế nghiên cứu về Huế xưa và trùng tu di tích cổ trên các lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật; giúp các tài liệu, hình ảnh, hiện vật đang được lưu trữ có liên quan đến Việt Nam, đến Huế. Nước Pháp sẵn sàng có những trao đổi thông qua các cuộc triển lãm được thực hiện qua hợp tác với Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam.

Trong cuộc gặp gỡ ông Christian Poncelet nhiều lần nhấn mạnh: Đối đầu trong quá khứ đã đưa đến ngày nay Pháp và Việt Nam mối quan hệ đặc biệt. Hợp tác Việt - Pháp là nhìn về tương lai, nhìn về giới trẻ. Với sự hỗ trợ của những người đi trước giới trẻ Việt - Pháp sẽ xây dựng mối tình hữu nghị bền vững.

THANH TÙNG thực hiện

(135/05-00)



Các bài mới
Thư từ Paris (13/04/2010)
Về cội nguồn (09/04/2010)
Các bài đã đăng
Cây giữ đất (07/04/2010)