Tạp chí Sông Hương - Số 149 (Tháng 7)
Lễ cúng 23 tháng năm trong tâm thức của người Huế
Tế lễ, giỗ chạp, cúng kỵ gắn với người Huế rất sâu. Hình như nhạc lễ cổ truyền xứ Huế cũng hình thành từ đó. Món ăn Huế được chăm chút, gọt tỉa để trở thành một thứ nghệ thuật ẩm thực cũng từ đó. Màu sắc, mẫu mã của nhiều loại trang phục Huế cũng từ đó mà được hoàn chỉnh, nâng cao. Cả những phong cách sinh hoạt nói năng, thưa gởi, đứng ngồi, mời trà, rót rượu... đầy ý tứ của vùng đất nầy cũng đi từ những buổi cúng giỗ đượm mùi hương trầm.
Hậu sự
Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.
Đường chim bay
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Di tích lịch sử ở đỉnh đèo hải vân không chỉ là một cái cửa thành
Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.
Những cái tên người kỳ lạ: CHỨA - ĐẾ - SAY - BIA - NEM - CHẢ - NHẬU - CHƠI - nghe vừa buồn cười nhưng cũng vừa xót xa. Tôi hỏi tiếp:- Nếu như sinh đứa con thứ 9 anh sẽ đặt tên gì?- Tên “CHỊU” - anh Dữ trả lời không chút đắn đo suy nghĩ.Như vậy sau 5 năm, người đàn ông này vẫn mẫn cảm với chức năng thiên phú mà trời cho đó là... bản năng tính dục của chàng Adam đương đại.Việc hình thành các khu định cư cho cư dân vạn đò là một giải pháp hữu hiệu, nó trở thành vấn đề bức xúc, là nhu cầu đòi hỏi của nhiều người dân.
Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.
LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai...                                                TCSH
Bụi Cây
Maisa thích những cái cây đó dù cô không biết chúng tên gì và cũng không tính xem chúng có bao nhiêu nữa. Các thân cây quyện vào nhau rồi lại tách ra, tán lá xoè xuống trải rộng trên mặt đất, những cái lá hình nón xào xạc trong cơn gió chiều.
Chùm thơ Werner Lambersy
LTS: Werner Lambersy thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ đương đại của Pháp. Thơ ông là sự kết hợp thần tình giữa lối tư duy luận lý sắc sảo cùng khả năng trực cảm cực kỳ tinh tế. Điều đó khiến cho thơ W.Lambersy làm hiện hình được bản chất đời sống ở những nơi chốn mong manh nhất. Dưới con mắt nhà thơ, cái đẹp luôn biến ảo, không dừng lại, lần theo dấu vết của chúng, bạn sẽ khám phá thấy những chân lý hoàn toàn bất ngờ. Những bài thơ dưới đây, chúng tôi rút ra từ một tập thơ xuất bản năm 1998 của W.Lambersy do trung tâm sách quốc gia của Pháp đỡ đầu và ấn hành.
LTS: Nhân lễ một trăm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Toà soạn nhận được bài viết của Cư sĩ Lê Quang Thái, giáo viên trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên Huế - cung cấp thêm nhiều tư liệu quí về Trịnh Công Sơn và gia đình, theo “Phổ hệ” Qui y Tam Bảo tại chùa Phổ Quang - Huế, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về quãng đời niên thiếu của nhạc sĩ tài hoa - người con thân yêu của xứ Huế đã viên thành...Sông Hương trân trọng giới thiệu và xem đây như một nén hương lòng gửi tới hương hồn Nhạc sĩ.
Trang 2/2