Tạp chí Sông Hương - Số 233 (tháng 7)
NGUYỄN KHOA ĐIỀM(TBT: 1983 - 1986)Bây giờ nhìn lại những số Sông Hương đầu tiên (số 1 ra mắt tháng 6-1983) không khỏi cảm thấy tờ tạp chí như một… cô gái quê, giản dị, khiêm nhường, có vẻ… tồi tội. Giấy đen. Bìa mỏng. Bát chữ typo chỗ đậm chỗ nhạt. Sông Hương làm sang cho in ảnh tác giả, khốn nỗi, ảnh loè nhoè, không rõ mặt. Giá bao cấp 7 đồng/số, vẫn bị chê đắt. Được cái lượng bản in ngay số đầu là 4.000 bản. Trông khí sắc cuốn tạp chí vẫn chưa xa cái thời tranh đấu chống Mỹ, in sách báo trong gác trọ sinh viên.
TÔ NHUẬN VỸ(TBT: 1986 - 1989)Có năm kỷ vật của Hải Bằng tặng tôi và gia đình, từ ngày anh còn sống cho đến nay, sau 10 năm anh mất, tôi vẫn nhìn ngắm và chăm sóc hàng ngày. Đó là bức tranh hồ sen, là hai câu thơ anh viết trên giấy đặc biệt, là tất cả các tập thơ anh in từ sau 1975, là đôi chim hạc anh tạo bằng rễ cây và con chó Jò bé xíu.
NGUYỄN KHẮC PHÊ(TBT: 1991)Tôi có may mắn được làm Phó Tổng biên tập nhiều năm cho hai “đời” Tổng biên tập nổi tiếng là Nguyễn Khoa Điềm và Tô Nhuận Vỹ, nhưng đến “phiên” mình được gánh vác trọng trách thì chỉ đảm đương được một thời gian ngắn. Đã đành do tài hèn sức mọn, nhưng cũng vì đó là giai đoạn khó khăn sau “Đổi Mới”, chúng ta đang phải tìm đường, nhiều quan niệm - nhất là về văn học nghệ thuật chưa dễ được nhất trí…
HỒNG NHU(TBT: 1992 - 1997)Thời gian như bóng câu qua cửa. Mới đó mà đã một phần tư thế kỷ, tờ tạp chí Sông Hương có mặt cùng bạn đọc trong và ngoài nước.
NGUYỄN KHẮC THẠCH(TBT: 2000 - 2008)Vậy là đã tròn một phần tư thế kỷ. Ngày ấy, cũng vào mùa “Hạ trắng” nắng lên thắp đầy như nhạc Trịnh, tờ Tạp chí Sông Hương - tạp chí sáng tác lý luận phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật của xứ Huế được ra đời và đi qua cái ngưỡng “vạn sự khởi đầu nan” một cách kỳ diễm, đầy ấn tượng.
MAI VĂN HOANSáng 8 - 5 - 2008, ghé quán  26 Lê Lợi (trụ sở Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế) ngồi uống cà phê với hai nhà thơ Kiều Trung Phương và Ngàn Thương, tôi vô cùng sửng sốt khi Ngàn Thương cho biết người suốt đời đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử là anh  Phạm Xuân Tuyển đã mất cách đây gần 7 tháng tại Phan Thiết.
LÊ TẤN QUỲNHVậy là Festival Huế 2008 đã khép lại, cũng khép lại một kỳ Festival Thơ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người xem. Đây là lần thứ 2, Festival Thơ được tổ chức bên cạnh Nhà Kèn (khu công viên 3-2), bên con sông Hương thâm trầm, sâu lắng.
Chùm thơ Langston Hughes
LANGSTON HUGHESLGT: Langston Hughes (1902-1967) là một trong những cây viết chủ lực của  phong trào văn học nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi - châu trong thập niên 1920, mệnh danh là phong trào Phục Hưng Harlem (Harlem Renaissance)- một nỗ lực nhằm cổ động lòng tự hào về màu da và văn hóa da đen.
Các kiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Một ngày dài hơn thế kỷ của Chinghiz Aitmatov
HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...
Nhà “gốm bể học”
LÃO THƯ SINHLTS: Trong lúc đề tài cổ vật tìm thấy dưới sông Hương đang râm ran, Tòa soạn nhận được câu chuyện tự thuật hết sức thú vị dưới đây. Nhà “Gốm bể học” đã trên 30 năm “về chơi gốm bể”, vậy mà từ mảnh vườn xưa đầy lu hủ ấy lại có biết bao nhiêu nhân tình thế sự vây quanh nhà nghiên cứu Huế. Đọc câu chuyện này, có những đoạn anh em trong tòa soạn không khỏi tiếc thầm: Giá như mình có thể giúp cho nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan một điều gì đó, bởi vì những mảnh gốm ông kiếm về ấy, có phải ông dành cho riêng ông đâu, mà cho cả vùng văn hóa xứ Huế mà ông đã yêu nó biết bao nhiêu!
HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry
Cách mạng nghệ thuật, nhìn từ hội hoạ
INRASARADấu hiệu chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật manh nha từ Claude Monet, xuất phát từ một quan niệm. C. Monet cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh.
TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGỞ Huế hình như không có mùa thu, mùa thu chỉ ghé lại thành phố giữa một mùa nào đó, mùa hè chói chang hay mùa đông rét mướt. Vì thế, bao giờ người ta cũng đón chào mùa thu bằng nỗi vui mừng đến với một người thân đi xa mới về để lại vội vã ra đi, bằng một cái mà nhạc sĩ tiền chiến Đặng Thế Phong gọi là “Con thuyền không bến”. Trên sông Hương, hình như thường có nỗi bơ vơ chờ sẵn những tâm hồn lãng tử quen xa nhà từ vạn cổ.
TRẦN THÙY MAI“Khuôn mặt em đâu phải chữ điền, Trúc không che ngang mà che nghiêng”
TRẦN HẠ THÁP1*Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp... Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố.
THÁI KIM LAN"Làm sao biết từng nỗi đời riêngĐể yêu thương yêu cho nồng nàn”                              Trịnh Công Sơn
THÁI KIM LAN(tiếp theo)
Năm năm rồi không gặp… Phương Xích Lô
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCái tin anh Phương mất đột ngột đến với tôi lúc 11 giờ đêm, qua giọng rã rời nghẹn ngào của nhà thơ Lương Ngọc An báo Văn nghệ, lúc tôi đang “dùi mài kinh sử” ở khu ký túc xá trường Đại học Y Hà Nội để lấy cho xong cái bằng Thạc sỹ.
Trang 1/3
12 3