Tạp chí Sông Hương - Số 160 (tháng 6)
Có một nhà văn hoá ẩm thực Huế
NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...
KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.
Bửu Chỉ - một hoạ sĩ tài danh của xứ Huế
BỬU NAMBửu Chỉ là một cái tên không xa lạ với những ai ở miền Nam trước 1975. Anh là người hầu như duy nhất vẽ tranh về đề tài chiến tranh và hoà bình.Tên tuổi và tranh bằng bút sắt, mực đen của anh đã sóng đôi cùng với những ca khúc phản chiến và khát vọng hoà bình của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn - một người con yêu của xứ Huế đã làm rạng rỡ vùng đất đã sinh ra mình.
Ưng Bình Thúc Giạ Thị với nhân vật và thi ca xứ Huế
TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG(Trích tham luận trong Hội thảo kỷ niệm 120 năm ngày sinh Ưng Bình Thúc Giạ Thị tổ chức tại Huế)
TRƯƠNG THỊ CÚCXuất thân từ một gia đình hoàng tộc, cử nhân Hán học, giỏi chữ Hán, thông thạo chữ  Pháp, từng làm quan dưới thời Nam triều, nhưng Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một nhân cách độc đáo.
HỮU VINH Chúng ta đã thưởng thức thơ, ca Huế, ca trù, hò, tuồng của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lừng lẫy của miền sông Hương núi Ngự. Nhưng nói đến sự nghiệp văn chương của thi ông mà không nói đến thơ chữ Hán của thi ông là một điều thiếu sót lớn.
ĐỖ LAI THÚYQuang Dũng nói nhiều đến mây, đặc biệt là mây trời Sơn Tây, Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm! Mây là biểu tượng của tự do, của lãng du. Mây trắng là xứ sở của tiêu dao trường cửu. Chất mây lãng tử ở Quang Dũng, một phần do thổ ngơi xứ Đoài, phần kia do văn học lãng mạn.
Quan niệm về giới báo chí của Guy de Maupassant trong tác phẩm
HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.
Chuyến tầu tốc hành đêm - Con voi
SLAWOMIR MROZEKSlawomir Mrozek sinh ngày 26 tháng 6 năm 1930, là nhà văn, kịch tác gia và hoạ sĩ tranh biếm hoạ nổi tiếng của Ba Lan. Năm 1953 tập truyện ngắn đầu tay của ông ra đời và bốn năm sau đó tập truyện Con voi được nhận giải thưởng của Tạp chí văn hoá.
Trong Festival Huế 2002 vừa qua, cùng với đoàn 4 nước Asean (Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Campuchia), Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp là người bạn đối tác đã tham gia rất nhiều chương trình khác nhau, với các đoàn nghệ thuật cùng những nghệ sĩ tiêu biểu nhất. Và công chúng yêu nghệ thuật cố đô đã bất ngờ... dành toàn bộ sự hâm mộ cho hai nghệ sĩ Ea Sola (vở múa "Khúc cầu nguyện") và nhạc trưởng Xavier Rist. Các buổi trình diễn của họ bao giờ cũng đông chật khán giả. PV TCSH đã có cuộc gặp gỡ cùng hai nghệ sĩ...
Thế hệ  thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc
ĐẶNG NHẬT MINHTháng 2 vừa qua, trong sinh hoạt điện ảnh Trung Quốc đã diễn ra một sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người: cuộc gặp mặt của sinh viên khoá 82 Trường Đại học Điện ảnh Bắc Kinh.
... Con muốn gửi về cho mẹ một mùa thu Không có heo may hanh khô đôi máKhông có ngõ buồn ngập tràn xác láÔ cửa một mình đếm hạt mưa rơi ...
...Đêm đông -  Cả thế giới ngủ yênChỉ dòng sông vẫn chảy...
MA VĂN KHÁNGỨ ừ, không đi học đâu!Ứ ừ, không đi học đâu!
DƯƠNG THỊ HIỀNMong mãi rồi cũng được về quê cũ. Nắng tháng 7 chói chang phả vào mặt ran rát. Hôm nay tôi lại đi giữa đường quê, gom nhặt những ký ức lấm lem thời thơ dại. Con đường này là nơi tôi đến trường, nơi những trưa hè tôi đầu trần chân đất chạy bắt chuồn chuồn cùng tụi bạn. Đường quê cát bụi lọt giữa hai hàng trinh nữ - loài hoa trắng hồng phơn phớt mà ngày xưa tôi thường ngắt cài lên đầu chơi trò cô dâu chú rể. Cô dâu là tôi - một con bé tóc khét lẹt mùi nắng, quần xắn tới đầu gối, hai tay còn ôm gùi lúa vừa đi mót về...
LÊ GIA NINHMột danh nhân nào đó đã nói rằng: "Người đàn bà có hai lần dễ thương. Một lần trên giường cưới và một lần trên giường chết". Riêng tôi, tôi thấy mỗi tháng người đàn bà có thêm một lần dễ thương nữa. Đó là kỳ nhận lương của chồng.
QUỐC THÀNH Năm ấy lên cao nguyên thăm anh bạn, biết tôi lần đầu đến anh dẫn ra trung tâm xã coi cho biết, cũng là lúc dân đi rẫy về. Ngược chiều chúng tôi là một ông già, mắt nhìn xuống miệng cứ lẩm bẩm: "Muộn rồi, Muộn rồi". Tôi nghĩ ông vội đi đâu đó, chắc nóng lòng lắm.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày thoát ly lên rừng (mùa hè 1966), tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thành ủy cho ở trong một cái nhà lá dựng ở lưng chừng một ngọn đồi sau dãy núi Kim Phụng. Đến bữa có người phục vụ bưng cơm lên ăn. Thật thoải mái, không phải lo sinh nhai, không phải lo giữ lời ăn tiếng nói sao cho hợp pháp, không còn sợ bị bọn mật vụ, CIA đến viếng nhà, đến trụ sở đấu tranh "hỏi thăm sức khỏe".
Quê Thanh Hoá.* Thơ đã xuất bản:- Hồi ức chuồn chuồn (NXB Thanh niên 1995)- Thơ ký gửi (NXB Văn học 1998)* Sắp xuất bản: - Cho;  - Thu về
Tôn Nữ Ngọc Hoa - Nguyễn Đức Đát - Võ Khánh Cừ - Ngân Vịnh
Trang 1/2