Đất và người
Từ làng văn vật xưa đến làng văn hoá nay (Qua cứ liệu văn hoá dân gian xứ Huế)
TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".
Họa sĩ Dương Đình Sang mãnh liệt, thơ mộng và chân thật
VÕ QUÊLTS: Hoạ sĩ Dương Đình Sang, sinh năm 1950 tại Huế, nguyên giảng viên Đại Học Nghệ thuật Huế, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Liên Hiệp VHNT TT.Huế, mất ngày 18 tháng 10 năm 2005.Dù trái tim hoạ sĩ đã ngừng đập nhưng tình yêu và khát vọng Cái Đẹp vẫn còn sáng mãi trong sự nghiệp sáng tạo của ông.
LTS: Nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương, sinh năm 1949 tại Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, mất ngày 21 tháng 10 năm 2005. Bài viết sau đây của Hạnh Lê sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương.
Dấu ấn xứ Huế
MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.
Phố cổ Bao Vinh
VÕ NGỌC LANNgười ta thường nói nhiều về phố cổ Hội An, ít ai biết rằng ở Huế cũng có một khu phố cổ, ngày xưa thương là một thương cảng sầm uất của kinh kỳ. Đó là phố cổ Bao Vinh. Khu phố này cách kinh thành Huế chừng vài ba cây số, nằm bên con sông chảy ra biển Thuận An. Đây là nơi ghe, thuyền trong Nam, ngoài Bắc thường tụ hội lại, từ cửa Thuận An lên, chở theo đủ thứ hàng hoá biến Bao Vinh thành một thương cảng sầm uất vì bạn hàng khắp các chợ trong tỉnh Thừa Thiên đều tập trung về đây mua bán rộn ràng.
Vang mãi Tuyên ngôn độc lập
TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.
Chứng bệnh hậu sản của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng
BÙI MINH ĐỨC...Vua Minh Mạng (1791-1841) lúc sinh thời đã có đến 43 bà phi tần nhưng người vợ đầu tiên của vua là bà Hồ Thị Hoa (1791-1807). Bà nầy là một người hiếu đức hiền thục và cũng là con của một công thần nên Bà đã được Vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển chọn đưa vào cung Tiềm để hầu hạ cho Hoàng tử con mình...
Về một nét đẹp trong phong thái con người xứ Huế
TRẦN HOÀNGThật là thú vị khi được đọc bài “Như thế nào thì được gọi là người Huế?” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê (Sông Hương số 187 tháng 9/2004) và bài “Người Huế, anh là ai?” của nhà giáo – dịch giả Bửu Ý (Sông Hương số 188 tháng 10/2004). Hai anh Nguyễn Khắc Phê, Bửu Ý, người quê xứ Nghệ, người gốc xứ Huế, trong bài viết của mình, dù cách viết, cách kiến giải có khác nhau, nhưng đều tập trung bàn luận, “xác định tính cách Huế, đặc tính người Huế”.
DUY PHITriều Nguyễn có nhiều nhà thơ lớn. Có một tác giả thơ xuất sắc thời ấy, song trên một trăm năm qua còn ít người biết đến, đó là Hoàng Văn Hoè (1848-?).Ông hiệu Cổ Lâm, quê gốc làng Phù Lưu, Tiên Sơn, Bắc Ninh, vốn thông minh từ nhỏ, bảy tuổi đã đọc Hán thư, có tài thơ văn, ông đỗ tiến sĩ năm Tự Đức thứ 33 (1880), năm sau lại đậu khoa Yêm bác - chuyên về văn chương. Ông làm quan đến Thị độc, sau ra làm tri phủ Kiến Xương, Thái Bình.Cuộc đời của Hoàng Văn Hoè là một bài ca đầy bi tráng.
Di sản đô thị và cảnh quan cố đô Huế: những thử thách về kinh tế và văn hoá
NGUYỄN XUÂN HOATrước khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế đã được nhiều người nhìn nhận là một mẫu mực về kiến trúc cảnh quan của Việt Nam, và cao hơn nữa - là “một kiệt tác bài thơ kiến trúc đô thị” như nhận định của ông Amadou Mahtar  M”Bow - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO trong lời kêu gọi tháng 11-1981.
Không gian văn hóa Huế
DƯƠNG PHƯỚC THU                       Bút kýXứ Thuận Hóa nhìn xa ngoài hai ngàn năm trước, khi người Việt cổ từ đất Tổ Phong Châu tiến xuống phía Nam, hay cận lại gần hơn bảy trăm năm kể từ ngày vua Trần Anh Tông cho em gái là Huyền Trân Công chúa sang xứ Chàm làm dâu; cái buổi đầu ở cương vực Ô Châu ác địa này, người Việt dốc sức tận lực khai sông mở núi, đào giếng cày ruộng, trồng lúa tạo vườn, dựng nhà xây đình, cắm cây nêu trấn trị hung khí rồi thành lập làng xã.
“Anh Tố Hữu”
NGUYỄN ĐẮC XUÂNTố Hữu không những là một nhà thơ mà còn là một lãnh tụ chính trị được cán bộ và chiến sĩ rất trọng vọng. Nhiều lúc tôi có cảm giác trong tình cảm cán bộ: sau Bác Hồ là đến “Anh Tố Hữu”. Nghe thơ không những người ta tìm cái hay của thơ mà còn tìm ý kiến chỉ đạo cách mạng của ông Tố Hữu trong thơ nữa.
Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
NGUYỄN TỐNGNguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giải một cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng miếng trầu, cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phát biểu, cái chân lí ngỡ là hiển nhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đó ngớ ra bao điều thú vị...
Sớm ấy,
NGUYỄN THỤY KHAĐàn ngựa cuồng phong lồng về Hà Nội một đợt mưa rét lạnh. Gió thổi mạnh vào khuya khiến lòng người chợt trắc ẩn, thao thức. Có cảm giác như phía Phủ Doãn có một người đang đi trong "Gió nghiêng chiều say, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây, gió reo sầu miên, gió đau niềm riêng, gió than triền miên". Ngỡ như ai đó huýt gió giai điệu "Đêm đông" trên đường đêm nơi ngày nào Nguyễn Văn Thương bắt đầu cảm hứng cho tình ca nổi tiếng ấy. Một thoáng mong nhớ về người nhạc sĩ tài năng này.
Sông Hương, dòng sông văn hoá
TRƯƠNG THỊ CÚCSông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hoà tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hoá làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc hoạ, là dòng chảy để văn hoá Huế luân lưu không ngừng.
Ẩm thực nhà lam xứ  Huế tiếp cận từ góc độ văn hoá
TÔN NỮ  KHÁNH TRANG              Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.
Sông Hương - tặng phẩm của thiên nhiên xứ Huế
TRƯƠNG THỊ  CÚC• Bắt nguồn từ những khe suối róc rách ở vùng núi đại ngàn A Lưới - Nam Đông giữa Trường Sơn hùng vỹ, ba nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch và nguồn Bồ đã lần lượt hợp lưu tạo thành hệ thống sông Hương, chảy miên man từ vùng núi trung bình ở phía đông nam A Lưới, nam Nam Đông, băng qua những dãy núi đồi chập chùng ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền rồi xuôi về đồng bằng duyên hải, chảy vào phá Tam Giang để đổ nước ra biển Đông.
Tìm nghĩa vài tên làng quê xứ Huế
NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.
BÙI MINH ĐỨC Ngày nay, hễ nói đến đường để nấu chè là ai ai ở Huế cũng nghĩ đến đường cát trắng, đến thứ đường bột trắng tinh đã được tinh lọc do các nhà máy đường tân tiến sản xuất. Có người cũng còn nhớ đến đường phèn để chưng với chanh ăn khi bị ho, hoặc đường tinh thể là thứ đường đặc biệt màu vàng dùng để uống với cà phê cho thêm phần đậm đà. Nhưng chẳng ai có thể nhắc đến chiếc bánh đường đen ở Huế của thuở nào.
Người con xứ Huế nổ phát súng lệnh mở đầu kháng chiến toàn quốc 1946
NGÔ KHAPháo đài Láng đi vào lịch sử kháng chiến của thủ đô Hà Nội và của dân tộc ta như một sự tích anh hùng. Khai hỏa loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống xâm lược.
Trang 29/32
1 ...27 28 2930 31 32