Văn học dân gian
Các phương thức lạ hoá trong nghệ thuật biểu đạt truyện cười
TRIỀU NGUYÊN1. Khái quátSở dĩ người nghe (đọc) truyện cười phát ra được tiếng cười, bởi vì lí trí, tình cảm của họ gặp phải điều không bình thường: thay vì họ tưởng cuối cùng nhân vật sẽ nói, sẽ làm điều “A”, thì hoá ra nhân vật đã nói, làm điều “B”, thậm chí “không A”. Tức trí tuệ, cảm xúc đã không lường trước, đã bị đánh lạc hướng trước đối tượng đang quan tâm. Và thông thường, càng lạ lẫm, bất ngờ, tiếng cười càng sảng khoái, thú vị.
Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?
NGUYỄN PHÚC VĨNH BASau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở qui mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Đâu là sức sống của lễ hội trong bối cảnh đương đại
NGUYỄN HỮU THÔNG     (Dẫn liệu từ miền Trung Việt Nam)I. Có lẽ khi những đoàn lưu dân Việt từ đất Bắc trong quá trình mở cõi về Nam, họ buộc phải có những thích ứng khá táo bạo khi tiếp cận với một vùng địa sinh thái mới lạ, cùng với nền văn hóa của cư dân bản địa tiền trú, ít chất tương đồng, cho dù, tất cả đều chịu sự chi phối của không gian đặc thù Đông Nam Á.
Chùm ca dao chiến sĩ Trường Sơn
VĂN NHĨĐường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào sử thi như một bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Nhiều bài thơ, bài hát viết về Trường Sơn đã vượt qua biên độ của thời gian mãi mãi rung động lòng người.
Cây đàn tính tẩu của người Thái
LAN PHƯƠNGKho tàng âm nhạc dân gian của dân tộc Thái vùng Tây Bắc rất phong phú và đa dạng. Bất cứ nơi đâu trong bản làng của người Thái đều có thể thấy có các làn điệu dân ca thể hiện rõ phong cách riêng của mỗi vùng mà nguyên nhân do sự truyền lại cho các thế hệ theo cách cảm thụ và rung động riêng của mỗi nghệ nhân. Trong đó không thể thiếu tiếng cây đàn tính tẩu.
Tục ném còn
NGUYỄN HỮU NHÀNXa xưa tục ném còn có ở nhiều nơi trong nước. Ở đất bản bộ của Vua Hùng cũng có nhiều làng, nhất là ở vùng Mường không mấy làng không tổ chức ném còn trong dịp hội xuân và hội làng.
Sự khác nhau giữa truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt có gây cười
TRIỀU NGUYÊN1. Một bộ phận truyện cổ tích sinh hoạt có yếu tố tạo ra tiếng cười đã bị nhầm lẫn là truyện cười. Sự nhầm lẫn này đã xảy ra ngay cả với những sách sưu tập được cho là nghiêm túc.
Ca dao nói về rượu
TRIỀU NGUYÊN Trong những dịp cúng lễ, lễ lạt, hiếu hỉ, và đặc biệt là vào dịp Tết, rượu thường được nhắc đến, và có khi trở thành quan trọng hàng đầu: "Vô tửu bất thành lễ".
Hát trong đám cưới của người Tà Ôi
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Trong nghi lễ vòng đời người của người Tà Ôi, lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất và được phản ánh qua những điều cấm kị, kiêng cữ mà mỗi đôi trai gái, gia đình hai bên, những người tham gia đám cưới phải thực hiện.
Tết ở các làng biển
TRẦN HOÀNGTrên dải bờ biển dài 340 km, từ chân Đèo Ngang đến chân đèo Hải Vân có hàng chục làng làm nghề chài lưới, đánh bắt và chế biến hải sản. Tổ tiên của cư dân các làng biển này đều có gốc gác từ các tỉnh phía Bắc.
Bước đầu khảo sát lễ hội dân gian xứ Huế
TRẦN HOÀNG Cách đây gần 450 năm, khi đề cập tới phong tục và sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân vùng đất từ Đèo Ngang trở vào, tiến sĩ Dương Văn An đã viết: “Xuân sang thì mở hội đua trải, gái lịch, trai thanh. Hè đến thì bày cuộc đấu thăm, dập dìu rộn rã nơi ca, chốn múa…” (1).
Đôi điều về
LAN PHƯƠNGHuyện Phong Thổ (còn có tên gọi Mường Tso, Chiềng Sa) tỉnh Lai Châu nằm trong vùng núi rừng hùng vĩ với mạng lưới sông suối dày đặc và những thung lũng lòng chảo màu mỡ. Nơi đây tụ hội nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Thái, Dao, H'Mông. Hà Nhì, Giáy... trong đó người Thái (Tay đón, hay Táy Khao) chiếm vai trò chủ thể, cư trú lâu đời  với thiết chế bản mường chặt chẽ.
Tục thờ cá voi ở các làng biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân
TRẦN HOÀNGCho đến nay cũng chưa ai biết rõ tín ngưỡng thờ cá voi ở các làng chài ven bờ biển Bình Trị Thiên xuất hiện từ bao giờ. Song việc cá voi dạt vào vùng bờ biển này thì đã được sử sách ghi lại từ cách đây gần 450 năm.
TRIỀU NGUYÊNCó một số bài ca dao dùng hình ảnh "đèn hạnh", xin dẫn ra dưới đây ít bài:(1)           Đêm khuya đèn hạnh thắp lên,                Vì chưng thương nhớ cho nên đi tìm.
PHAN XUÂN QUANGĐồng Tranh là một làng nổi tiếng trù phú một thời ở Quảng Nam. Làng này hiện còn lưu truyền một câu đối cổ có liên quan đến làng Gia Hội, Huế:Văn Đồng Tranh, võ Đồng Tranh, văn võ Đồng Tranh long hổ bảngQuân Gia Hội, thần Gia Hội, quân thần Gia Hội phụng hoàng trì.Câu đối này còn một số dị Bản, có khác một đôi chữ nhưng câu trên đây theo nhiều người là chính nhất và phổ biến hơn cả.
TRIỀU NGUYÊN  Từ ngữ cùng nghĩa là những từ ngữ gần nhau về ý nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh. Có ba kiểu cùng nghĩa trong tiếng Việt, là cùng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt (TV) với từ ngữ thuần Việt, cùng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt với từ ngữ Hán Việt (HV), và cùng nghĩa giữa từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Hán Việt. Câu đối chơi chữ theo cách cùng nghĩa, có hai hình thức: tạo các từ ngữ cùng nghĩa xuất hiện trên cùng một văn bản ngắn; và cách cùng nghĩa có kết hợp với các hình thức chơi chữ khác.
PHAN TRỌNG HOÀCó thể khảo sát nghĩa của tục ngữ từ góc độ văn bản hoặc góc độ ứng dụng. Ở nước ta, việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ trong quá trình sử dụng không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng so với xu hướng này thì việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ ở trạng thái ổn định trên văn bản đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thật khó khẳng định rằng trong hai cách xem xét trên thì cách nào là quan trọng hơn, vì nó không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng thể loại của đối tượng được nghiên cứu mà nhiều khi còn tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng loại đề tài và nói chung là tuỳ thuộc vào nhu cầu của hoạt động thực tiễn. Điều đáng lưu tâm là ở chỗ, khi mình đã lựa chọn hướng tiếp cận này thì đừng vì thế mà phủ nhận hướng tiếp cận kia.
Nguyễn Duy - chữ nghĩa hồn rơm rạ
TRẦN ANH PHƯƠNGĐi chơi gặp vịt cũng lùagặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu                                                (Ca dao)
Con dê trong thơ ca
VIỆT CHUNGTrong 12 con giáp, con dê (Mùi còn gọi là Vị) là con vật đứng vào hàng thứ 8, trước khỉ và sau ngựa. Dê tên chữ là Dương.Dê vốn là con vật miền núi, được thuần hoá nên có thể nuôi trong nhà. Hình ảnh con dê gây được những ấn tượng với người đời một cách khó quên. Đặc biệt của loài dê là dê đực hoặc dê cái đều có râu và có sừng, bản chất hiền lành và tràn đầy sinh lực.
Trang 6/8
1 ...4 5 67 8