Văn học dân gian
TRIỀU NGUYÊNHiện tượng cùng âm xảy ra khi cùng một tổ hợp âm thanh nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau tương ứng, trong cùng một ngữ cảnh. Câu đối chơi chữ theo cách cùng âm có thể chia làm hai loại: lặp nhiều từ ngữ cùng âm trên cùng một văn bản ngắn; dùng một tổ hợp để biểu thị hai từ ngữ cùng âm; đồng thời, dạng cùng âm có yếu tố tên riêng cũng được xét như một loại đặc biệt.
Vai vế hay quyền lợi của hai bên tương tác trong văn hoá ứng xử của Pháp và Việt Nam (qua ngữ liệu tục ngữ và ca dao)
PHẠM THỊ ANH NGATheo quan niệm thông thường, phép lịch sự bao giờ cũng có tính ưu đãi đối với tha nhân: dành cho kẻ khác một tầm quan trọng và thái độ trân trọng hơn là đối với chính bản thân. Nhưng cũng tuỳ từng nền văn hoá, mà giữa hai bên tương tác có sự cân bằng tương đối về vai vế hay không. C. Kerbrat-Orecchioni phân biệt: (1) Những xã hội ở đó quyền lợi giữa hai bên giao tiếp tương đối ngang nhau; (2) Những xã hội xem đối tượng tương tác (A: allocutaire) có được nhiều quyền ưu tiên hơn bản thân người tương tác (L : locuteur).
TRIỀU NGUYÊN1. Câu tục ngữ "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại" được sách Kho tàng tục ngữ người Việt (Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002) (KT), tr 75, ghi lại, trên cơ sở 12 đầu sách có chép nó.
Chữ hiếu qua các điệu hò miền Trung
NGUYỄN ĐỨC TĂNGCũng như ca dao, những câu hò trong dân gian thuộc loại văn chương bình dân nên rất phổ cập trong dân chúng. Tác giả của nó có thể là những nhà thơ dân gian, thường không lưu lại tên tuổi như những nhà thơ của văn học thành văn, nhưng cũng đóng góp đời mình vào sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca trong lãnh vực văn chương bình dân.
Lễ hội cung đình triều Nguyễn nhìn từ góc độ văn hoá và du lịch ngày nay
PHAN THUẬN ANLễ hội là sinh hoạt văn hoá tinh thần của một cộng đồng người và đã có từ lâu trong lịch sử của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ hội phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng về lịch sử và văn hoá của mỗi địa phương và của từng quốc gia.
Vì sao gà có thể là một trong mười hai con giáp?
TÔ VĨNH HÀNhỏ nhất như con chuột và kiêu dũng nhất như con rồng, mười hai con giáp trong lịch can - chi vẫn mãi thôi thúc lẽ nghĩ suy của muôn vạn kiếp đời trong cái nghiệp tận hằng của sự hiểu và cả “sự” làm người.
So sánh các dị bản truyện
TRẦN ĐÌNH SỬNgười mù đều rất đôngTranh nhau nói sự thậtVoi vốn chỉ một thânThị phi lại bất đồng…
Lan man Tết Huế
LÊ ANH TUẤNCứ vào độ cuối tháng 11 Âm lịch trở đi thì không khí Tết dường như đã dần dần hiện diện trong cái tiết trời, cây cỏ và trong sinh hoạt thường nhật của người Huế.
Tục tế thần trâu dưới thời Nguyễn
TRẦN VŨTrâu là loài động vật thích nghi với hệ sinh thái đầm lầy, ấm, ẩm thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó là một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”...
TRIỀU NGUYÊNI. Khái quátXem xét cách sử dụng hình ảnh của một thể loại văn học là yêu cầu cần có khi tiếp cận thể loại ấy. Tình hình nghiên cứu thể loại câu đố có nhiều hạn chế so với các thể loại khác của văn học dân gian, trong đó, có vấn đề hình ảnh.
Món ăn trong lễ hội: Nét văn hóa đặc sắc của người Taôi
NGUYỄN THỊ SỬUKhông dịp nào bằng lễ Aya (lễ cúng mùa, tết), trên mỗi nóc nhà người Taôi bốc lên nghi ngút thơm lừng hương vị cơm mới hoà quyện với bao món ăn đặc sản bay đi khắp núi rừng.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTrong kỷ niệm về thời thơ ấu của mỗi người ở Huế, thế nào cũng có những kỷ niệm về coi bói ngày Tết, nghĩa là có pha một chút mê tín dị đoan. Bởi vì suy cho cùng, đặc trưng của tinh thần Huế đâu có xa lạ gì với chuyện mê tín dị đoan. Người Huế nhìn vào đâu cũng thấy ngũ hành, vì vậy, thói kiêng cữ hoạc sùng bái lại càng là một thứ đặc sản Huế ở nơi họ.
NGUYỄN THỊ NGUYÊN HƯƠNGTết là một sự kiện đặc biệt trong đời sống của người Việt . Tục lệ về Tết cũng là chuyện “đất lề quê thói”, mỗi nơi có một cách riêng để đón Tết dù Tết mọi nơi cũng tương tự như nhau. Riêng với Huế, tục lệ đón Tết cũng mang những nét đặc trưng của vùng đất từng là kinh kỳ.
Bài chòi với Tết miền Trung
NGUYỄN KHẮC XƯƠNGTết miền Trung xưa có thể nói không thể thiếu vắng bài chòi. Đây là một hình thức vui chơi đấu trí cũng như tổ tôm điếm, cờ người, cờ bỏi ngoài Bắc. Bài chòi là hình thức chơi bài lá phổ biến ở các tỉnh Nam Trung bộ như Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, cũng còn gọi là hát bài chòi.
Bác Hồ với nghệ thuật múa
LÂM TÔ LỘCTrong di sản văn hoá dân tộc ở Việt Nam, múa dân tộc Việt có bề dày lịch sử được xác định bởi những hoa văn hình múa trên trống đồng Ngọc Lũ. Múa truyền thống nổi lên ở các lễ hội. Có người cho rằng người Việt không có thói quen sinh hoạt múa tập thể. Sử sách đã nói đến truyền thống sinh hoạt múa này.
Tiếp cận truyện cổ Tà Ôi
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGCho đến nay, đã có các công trình sưu tầm và biên soạn truyện cổ Tà Ôi khá đầy đặn về văn bản. Qua các công trình nầy chúng ta thấy rằng người Tà Ôi sinh sống trên dãy Trường Sơn, quần cư chủ yếu trên địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang lưu giữ một kho tàng tri thức phong phú về văn học dân gian mà trong đó thể loại An xoar (chuyện cổ tích) là một thí dụ điển hình.
Phác thảo diện mạo văn học dân gian dân tộc Tà Ôi
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGNgười Tà Ôi ở Việt Nam thật sự đã có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với các thể loại: Ca dao (Pracăm), câu đố (Pralau), truyện cổ dân gian (Axoar), tục ngữ và dân ca.
TRIỀU NGUYÊN           Chùm Truyện ngụ ngôn
Bài thơ Chức Cẩm Hồi Văn của Tô Huệ
HẢI TRUNGVào thời Hán, ở Trung Quốc, có một vị tướng tên là Đậu Thao, do phạm trọng tội nên bị vua Hán đày biệt xứ ra biên ải. Vợ của tướng quân này là Tô Huệ là một phụ nữ bình dân sống bằng nghề dệt lụa. Từ ngày Đậu Thao bị đày ra biên ải, ngày đêm vò võ ngóng tin chồng, nhưng ngày tháng cứ nối nhau qua mãi mà vẫn biệt âm vô tín.
Trang 7/8
1 ...4 5 6 78