Festival Huế
LTS: Sau thành công Festival Huế 2000, đã có không ít người đồng cảm từ trong nước đến nước ngoài gửi thư về chia sẻ với Huế, Sông Hương xin trích đăng bức thư của tiến sĩ Cao Huy Thuần từ Paris gửi về.
Thành phố của
HỒ ĐĂNG THANH NGỌCĐêm trước ngày khai mạc Festival Huế 2000, tôi cùng một số bạn bè từ khắp nơi trong nước ngồi với nhau trong một quán bia nằm bên sông Hương.
Christian Poncelet: Festival sẽ biến Huế trở thành thủ đô văn hóa
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh, nhân dịp đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 15/4/2000 tại khách sạn Morin, Chủ tịch Thượng Nghị viện nước Cộng hòa Pháp ông Christian Poncelet đã có cuộc gặp gỡ phóng viên các báo đang có mặt Festival Huế 2000.
YÊN CHÂUGiữa mùa xuân năm Canh Thìn này nhắc tới nhân dân Huế là người ta nhớ ngay trận đại hồng thủy cách đó mấy tháng vào tháng 11 năm 1999. Nước từ trên trời trút xuống. Nước từ thượng nguồn đổ về. Cuối băng nhà cửa xóm làng. Huế giống như một kinh thành bỏ ngỏ. Vô phương cứu chữa trước giặc nước.
Festival Huế 2000 mở ra thời kỳ mới giao lưu về văn hóa
NGỌC NHÃFestival Huế 2.000 chính là khúc dạo đầu, mở ra thời kỳ mang bước ngoặt thời đại ấy. Dưới cái nhìn khách quan của một khách du lịch mến Huế, hiểu Huế... vẫn có thể nhìn thấy khá rõ nét những lợi thế của Huế với sự kiện văn hóa lớn vừa qua.
Tản mạn Festival Huế 2000
Festival Huế 2000 là một cơ hội và cũng là một thách thức rất lớn, buộc chúng ta đi đến định hướng tìm cách khai thác cho được lợi thế nghệ thuật truyền thống Việt Nam và phải đặt nó vào trong khuôn khổ hợp tác nghệ thuật đương đại của Pháp. Bước vào đàm phán với Pháp chúng tôi đã biết chắc chắn phía Pháp sẽ đưa ra nghệ thuật đương đại. Vậy thì phía ta đưa ra Nghệ thuật truyền thống như một lợi thế so sánh.
Đi trong đêm hội cố đô
NGUYỄN HUY HOÀNGCái ngòi nổ đốt lửa cháy bùng đêm hội là cuộc diễn hành tưng bừng, náo nhiệt của 5000 người cờ hoa rực rỡ, áo quần mang đủ màu sắc của 54 dân tộc từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, tượng trưng sự đoàn tụ của cả dân tộc về cố đô cùng đêm hội Festival.
Trong nhiều dịch vụ mà Công ty du lịch Hương Giang tổ chức nhân Festival Huế 2000, tôi nghe nói Tour nhà vườn Huế là ăn khách nhất. Khuyến khích tôi tiếp cận vấn đề này, chị Thu Hương - Phụ trách thị trường của Trung tâm lữ hành Hương Giang động viên: "Anh nên tìm đến các vườn do Trung tâm tụi em tổ chức thì hơn". Cầm tập gấp: "Nhà vườn Huế" vừa mới phát hành, tôi lần theo địa chỉ của 1 trong 6 vườn tiêu biểu.
Festival Huế 2000 có tiếng vang lớn. Một nhà báo nước ngoài nói: "Nếu quảng cáo cho Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và nước ngoài được như tuyên truyền cho Festival Huế vừa rồi, tốn khoảng 15 đến 20 triệu USD". Có thể nói: Festival Huế 2000 là rất thành công. Sau Festival, tạp chí Sông Hương có được tiếp xúc với ông Lê Viết Xê, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng ban tổ chức Festival ông vui vẻ kể lại diễn biến Festival như những kỷ niệm khó quên. P.V.Tạp chí Sông Hương có ghi lại đầy đủ. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
LTS: Từ ngày 8/4 đến 19/4/2000, một lễ hội văn hóa nghệ thuật lớn sẽ diễn ra tại Huế. Âm sắc cung đình, Nhã nhạc Huế, Vũ khúc Việt Nam, Múa rối nước, thời trang, thả diều, các vở nhạc kịch của Pháp... sẽ hâm nóng cái không khí của Huế sau cơn đại hồng thủy. Đêm bế mạc, dòng sông Hương thơ mộng sẽ bừng sáng nhờ những chiếc đèn thả trên sông.
Festival Huế 2010: Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô - Điểm hẹn của Di sản Văn hóa
NGUYỄN DUY HIỀNNhững thành công ngày càng cao qua các kỳ Festival Huế được tổ chức hai  năm một lần kể từ năm 2000, đã làm cho sự kiện này luôn được công chúng trong nước và quốc tế mong chờ.
Trong chương trình Festival thơ Huế vừa qua, có một ngày tổ chức tại Trung tâm dịch vụ du lịch Thanh Tân. Trong bữa ăn, nhà thơ Thạch Quỳ và nhà văn Từ Nguyên Tĩnh vừa “lai rai” vừa “học đòi” sáng tác như các nhà lý luận phê bình nhưng theo “thể loại đấu khẩu”.
Nhà tạo mẫu thời trang Minh Hạnh từ lễ hội áo dài đến bộ sưu tập “Trở lại thiên đường”
Khai thác chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2004 sẽ giới thiệu những cuộc trình diễn ngoạn mục về vẻ đẹp của trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, mang phong vị độc đáo, có dấu ấn rất đậm nét của Việt Nam và của Huế qua Lễ hội áo dài và các cuộc trình diễn về Tuần lễ Thời trang Xuân hè và bộ sưu tập thời trang “Trở lại Thiên đường” của Minh Hạnh, SÔNG HƯƠNG đã có cuộc trao đổi với người thiết kế chính của những chương trình hấp dẫn này.
NGUYỄN XUÂN HOAĐúng như lời hẹn trong đêm bế mạc Festival Huế 2002, một Festival Huế 2004 đang khởi đầu với những nhịp điệu đầy sôi động. Chiều 12/05/2004, bên công viên ở bờ bắc sông Hương, đối diện với cổng thành Thể Nhân vừa mới tu bổ, Trại Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế- Việt Nam 2004” trong khuôn khổ Festival Huế, với 27 nhà điêu khắc đến từ 15 nước Á- Âu-Mỹ- Úc đã bắt dầu. Và xa hơn, từ phía đầu sông Hương, Trại Điêu khắc dân gian quy tụ 20 nghệ nhân của các dân tộc thiểu số cũng đang bước vào gian đoạn sáng tác đầu tiên.
Lung linh tà áo dài trên sông Hương
Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.
Khai mạc “ Không gian làng nghề - Trưng bày cổ vật” và thuyết trình chuyên đề “ Thưởng ngoạn cổ vật”
Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi,  Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...
“ Vẻ Đẹp Việt”: Tôn vinh những nghệ nhân-“ Báu vật sống” của quốc gia
Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.
Triển lãm và các hoạt động bên lề Festival nghề truyền thống Huế 2009
Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông”  nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.
Khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật 2009
Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm tranh sơn mài, gốm và các hoạt động khác.
Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.
Trang 17/18
1 ...14 15 16 1718