Văn hoá nghệ thuật
NGUYỄN KHOA ĐIỀM(TBT: 1983 - 1986)Bây giờ nhìn lại những số Sông Hương đầu tiên (số 1 ra mắt tháng 6-1983) không khỏi cảm thấy tờ tạp chí như một… cô gái quê, giản dị, khiêm nhường, có vẻ… tồi tội. Giấy đen. Bìa mỏng. Bát chữ typo chỗ đậm chỗ nhạt. Sông Hương làm sang cho in ảnh tác giả, khốn nỗi, ảnh loè nhoè, không rõ mặt. Giá bao cấp 7 đồng/số, vẫn bị chê đắt. Được cái lượng bản in ngay số đầu là 4.000 bản. Trông khí sắc cuốn tạp chí vẫn chưa xa cái thời tranh đấu chống Mỹ, in sách báo trong gác trọ sinh viên.
TÔ NHUẬN VỸ(TBT: 1986 - 1989)Có năm kỷ vật của Hải Bằng tặng tôi và gia đình, từ ngày anh còn sống cho đến nay, sau 10 năm anh mất, tôi vẫn nhìn ngắm và chăm sóc hàng ngày. Đó là bức tranh hồ sen, là hai câu thơ anh viết trên giấy đặc biệt, là tất cả các tập thơ anh in từ sau 1975, là đôi chim hạc anh tạo bằng rễ cây và con chó Jò bé xíu.
NGUYỄN KHẮC PHÊ(TBT: 1991)Tôi có may mắn được làm Phó Tổng biên tập nhiều năm cho hai “đời” Tổng biên tập nổi tiếng là Nguyễn Khoa Điềm và Tô Nhuận Vỹ, nhưng đến “phiên” mình được gánh vác trọng trách thì chỉ đảm đương được một thời gian ngắn. Đã đành do tài hèn sức mọn, nhưng cũng vì đó là giai đoạn khó khăn sau “Đổi Mới”, chúng ta đang phải tìm đường, nhiều quan niệm - nhất là về văn học nghệ thuật chưa dễ được nhất trí…
HỒNG NHU(TBT: 1992 - 1997)Thời gian như bóng câu qua cửa. Mới đó mà đã một phần tư thế kỷ, tờ tạp chí Sông Hương có mặt cùng bạn đọc trong và ngoài nước.
NGUYỄN KHẮC THẠCH(TBT: 2000 - 2008)Vậy là đã tròn một phần tư thế kỷ. Ngày ấy, cũng vào mùa “Hạ trắng” nắng lên thắp đầy như nhạc Trịnh, tờ Tạp chí Sông Hương - tạp chí sáng tác lý luận phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật của xứ Huế được ra đời và đi qua cái ngưỡng “vạn sự khởi đầu nan” một cách kỳ diễm, đầy ấn tượng.
MAI VĂN HOANSáng 8 - 5 - 2008, ghé quán  26 Lê Lợi (trụ sở Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế) ngồi uống cà phê với hai nhà thơ Kiều Trung Phương và Ngàn Thương, tôi vô cùng sửng sốt khi Ngàn Thương cho biết người suốt đời đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử là anh  Phạm Xuân Tuyển đã mất cách đây gần 7 tháng tại Phan Thiết.
Các kiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Một ngày dài hơn thế kỷ của Chinghiz Aitmatov
HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)
Bây giờ nơi chốn xa xôi
UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).
Ba bài thơ về Đức Phật của Rainer Maria Rilke
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.
Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.
Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…
Con người ấy từng mang tên Nguyễn Sinh Cung…
I.Con người ấy từng mang tên Nguyễn Sinh Cung, và tên chữ Nguyễn Tất Thành, trước khi đến với tên Nguyễn Ái Quốc, đã trải một tuổi thơ vất vả vào những năm kết thúc thế kỉ XIX, để bước vào thế kỉ XX với một niềm khao khát lớn: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ: tự do, bình đẳng, bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy...” (1)
Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.
Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường
Từ rất nhiều năm nay tôi rất muốn bày tỏ đôi điều về những bi kịch cuộc đời mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) từng chịu đựng và trăn trở, từng nén vào lòng để sống và sáng tác.
Người đưa tiễn trong “Tống biệt hành”
...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...
Chiều 17.11 vừa rồi, ở địa chỉ 26 Lê Lợi đã diễn ra cuộc tọa đàm giữa đoàn nhà văn Trung Quốc với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật, Phó Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ đã tháp tùng đoàn nhà văn bạn từ Hà Nội tới Huế.
Xuân Diệu “Chàng thi sĩ trẻ mãi không già”
Những năm đầu sau ngày miền giải phóng, có mấy lần nhà thơ Xuân Diệu vào các tỉnh Nam Trung Bộ và dừng ở Nha Trang ít ngày. Đến đâu Xuân Diệu cũng nói chuyện thơ, được người nghe rất hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ.
“Trong mắt tôi” - Sử thi của lửa
Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.
Kawabata Yasunari - “người lữ khách ưu sầu” đi tìm cái đẹp
1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).
(Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.
Trang 53/55
1 ...51 52 5354 55