Tình Sông Hương
TIN BUỒN: Vĩnh biệt nhà văn Hồng Nhu
07:27 | 04/09/2022

Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà văn Hồng Nhu đã từ trần vào lúc 13 giờ 00 ngày 03 tháng 9 năm 2022 (nhằm ngày 08 tháng 8 năm Nhâm Dần). Hưởng thượng thượng thọ 91 tuổi.

 

TIN BUỒN: Vĩnh biệt nhà văn Hồng Nhu



TIN BUỒN

Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sông Hương
Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế
Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế
và Gia đình
vô cùng thương tiếc báo tin

 



Nhà văn HỒNG NHU
Tên thật Trần Hồng Nhu

Nguyên Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế,  Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.

Sinh năm 1932 - Nhâm Thân 
Quê quán: Làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đã từ trần vào lúc 13 giờ 00 ngày 03 tháng 9 năm 2022 (nhằm ngày 08 tháng 8 năm Nhâm Dần).
Hưởng thượng thượng thọ 91 tuổi.


Chương trình Tang lễ
- Lễ nhập quan vào lúc 22 giờ ngày 03 tháng 9 (nhằm ngày 08 tháng 08 Nhâm Dần).
- Linh cữu quàn tại tư gia: Số 1 kiệt 12 đường  Xuân Diệu, thành phố Huế.
- Lễ viếng bắt đầu vào lúc 07 giờ ngày 04 tháng 9 (9 tháng 8 Nhâm Dần).
- Lễ truy điệu sẽ được tổ chức vào lúc 14 giờ ngày 06 tháng 9 (nhằm ngày 11 tháng 8 Nhâm Dần).
- Lễ di quan vào lúc 05 giờ ngày 07 tháng 9 (nhằm ngày 12 tháng 8 Nhâm Dần).

An táng tại Nghĩa trang thành phố Huế.
 

Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sông Hương
Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế
Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế
và Gia đình
đồng kính báo



.............................................................................................................................................

 




Tiểu sử nhà văn Hồng Nhu

Nhà văn Hồng Nhu, tên thật Trần Hồng Nhu.

Sinh năm Nhâm Thân (1932), quê ở làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1956, hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1981.

- Từ năm 1948 đến năm 1961, ông đi bộ độ, là lính lính sư đoàn 325 anh hùng, tham gia chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên và Trung Hạ Lào những năm 50 của thế kỷ trước.

- Từ năm 1962 đến năm 1965: ông là  cán bộ kỹ thuật thuỷ lợi ở Ty Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An, cán bộ văn hoá ở Ty Văn hoá tỉnh Nghệ An.

-Từ năm 1965 đến năm 1987: cán bộ văn nghệ ở Hội Văn nghệ Nghệ An (Nghệ Tĩnh), Ủy viên thường trực Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh.

- Từ năm 1987đến năm 1998: cán bộ văn nghệ ở Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Chủ tịch Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Bí thư Đảng Đoàn Văn nghệ tỉnh, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương.

- Năm 1998: nhà văn Hồng Nhu về hưu, tiếp tục sáng tác một thời gian dài cho đến khi lâm bệnh và mất.

Hơn 60 năm cầm bút, nhà văn Hồng Nhu đã cho xuất bản 20 tập truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ, đạt nhiều giải thưởng văn học từ trung ương đến địa phương. Ông được mệnh danh là nhà văn của đầm phá. Trong đó, những tác phẩm đã đi vào lòng người, có chỗ đứng trong văn học sử như như Lễ hội ăn mày, Vịt trời lông tía bay về....Ông là nhà văn lập kỷ lục đạt 3 giải A liên tiếp của Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô 5 năm trong ba kỳ trao giải đầu tiên (1987-1992; 1992-1997; 1998-2003). Ông đặc biệt vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2012.


Tác phẩm Văn xuôi
- Rừng thông cao vút (tập bút ký, 1968)
- Ý nghĩ mùa thu (tập truyện ngắn, 1971)
- Đêm trầm (tập truyện ngắn, 1976)
- Tiếng nói chìm sâu (tập truyện ngắn, 1976)
- Gió đồi (tập truyện, 1978)
- Cây tâm hồn trắng (tập truyện ngắn, 1984)
- Vẫn chuyện phiêu lưu (truyện dài thiếu nhi, 1985)
- Hai giọt sương (truyện ngắn thiếu nhi, 1986)
- Thuyền đi trong mưa ngâu (tập truyện ngắn, 1995);
- Lễ hội ăn mày (tập truyện ngắn, 2001)
- Trà thiếu phụ (tập truyện ngắn, 2003)
- Vịt trời lông tía bay về (tuyển tập, 2005)
- Biển ở ngay thềm nhà (tập truyện ngắn, 2006)
- Chuyện một tình yêu (tập truyện ngắn, 2007)
- Bao nhiêu là cát (tập truyện ngắn, 2007)
- Đồi trở gió (tiểu thuyết, 2008).

Tác phẩm Thơ
- Ngẫu hứng về chiều (1988)
- Nước mắt đàn ông (1992)
- Chiếc tàu cau (1995)
- Rêu đá (1998)

Giải thưởng
- Giải ba Văn nghệ quân đội tặng năm 1958, với truyện Những người trên đồng cỏ.
- Giải A - Văn nghệ Nghệ An tặng năm 1980 với tập Ý nghĩ mùa thu.
- Giải chính thức VHNT Nguyễn Du (Nghệ An) năm 1985 với tập Cây tâm hồn trắng và Vẫn chuyện phiêu lưu
- Giải A Văn học nghệ thuật Cố Đô Thừa thiên Huế (1987-1992, 1993-1998, 1998-2002) với các tập Ngẫu hứng về chiều, Thuyền đi trong mưa ngâu, Lễ hội ăn mày.
- Giải Nhì Văn nghệ quân đội 1994 với Vịt trời lông tía bay về.
- Giải A do Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng năm 1995 cho tập Thuyền đi trong mưa ngâu.
- Giải B năm 2001 cho tập Lễ hội ăn mày.
- Giải B Cây bút vàng năm 1998-2000 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam trao cho truyện ngắn Cổ tích làng.
- Tặng thưởng văn học 2004 do Hội Nhà văn tặng cho tập truyện ngắn Trà thiếu phụ. Giải VHNT Cố Đô 2003-2008 cao tuổi với tập tuyển Thơ chọn lọc.
- Giải cao tuổi (UB TQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 2006 cho tập tuyển: Vịt trời lông tía bay về.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012.
















 

Các bài mới
Các bài đã đăng