Văn nghệ trong nước
Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua ngòi bút của Giáo sư người Mỹ Larry Berman
15:19 | 21/11/2017

Nói về tình báo, mật vụ, điệp viên thì cả thế giới ai cũng phải ngả mũ ngưỡng mộ tướng tình báo chiến lược tài hoa Phạm Xuân Ẩn. Mới đây, tại trường Đại học KHXH &NV (TP HCM) độc giả Việt Nam có dịp được nghe Giáo sư Larry Berman, tác giả của cuốn “X6 Điệp Viên Hoàn Hảo” kể tiếp về những hoạt động của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua ngòi bút của Giáo sư người Mỹ Larry Berman
Giáo sư Larry Berman trò chuyện với độc giả Việt Nam tại trường Đai học KHXH &NV (TP HCM)

Một trong những điệp viên tài năng nhất thế kỷ

Theo Giáo sư Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn không chỉ là một vị tướng tình báo xuất sắc nhất thế kỷ 20, mà ông còn là một nhà báo xuất sắc, tài năng của thế giới. Ông ấy còn là người rất khiêm tốn, mặc dù cả thế giới đều biết về tài năng của ông nhưng ông không tự hào về bản thân, đối với ông, những việc ông làm chỉ là trách nhiệm của một người dân trước vận mệnh của đất nước, điều này lại càng làm nhiều người thêm ngưỡng mộ ông.

Ông Ẩn không bao giờ hối tiếc về việc đã tham gia Cách mạng hay về những gì mình đã làm. Ông ấy là người biết trước được tương lai, ông muốn những điều tốt nhất cho Việt Nam. Sau chiến tranh, ông luôn suy nghĩ đấu tranh cho công bằng. Đó là điều ông luôn trăn trở và làm sao để làm được nó.

Sau đó, dựa trên nhiều mối quan hệ, ông đã quyết định đầu tư cho con mình học ngành báo chí tại Mỹ. Và con của ông là một hình mẫu cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.

“Các bạn sinh viên ở Mỹ rất thích ông với tư cách là một điệp viên. Cuộc sống của ông rất khác biệt. Ông sống và chiến đấu không vì lợi ích, vì tiền, danh vọng… mà ông làm việc và chiến đấu bằng tất cả trái tim, nhiệt huyết vì tình yêu cho Tổ quốc. Đây là hình tượng để chúng ta học hỏi ở con người đặc biệt này”- Giáo sư Larry Berman nhấn mạnh.

Ông Ẩn giúp tôi nhìn cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã giúp tôi hiểu về đất nước, con người Việt Nam... Thật sự ông là một người thầy của tôi về nhiều mặt.  Trước mắt thì tôi đã viết về 2 cuốn về Việt Nam. Thứ nhất là cách nhìn của một người người Mỹ, nhưng ông Ẩn đã cho tôi  nhiều thông tin về cách để hiểu về Việt Nam.

Cuốn sách này tôi đặt tên là “X6 Điệp Viên Hoàn Hảo”. Bên Mỹ đã dùng cuốn sách này cho những người chuẩn bị vào nghề phải đọc. Đó là điều mà tôi rất mừng. Có lẽ đây là điều mà Phạm Xuân Ẩn mong muốn. Cuốn sách không chỉ là tài liệu về chiến tranh hay thế giới mà đó là một tài liệu dành cho toàn thế giới cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

Theo Giáo sư Larry Berman, điều đặc biệt của một người điệp viên, và với Phạm Xuân Ẩn đó là ông có đầu óc kỷ luật có yếu tố kỷ luật tinh thần. Ông ấy chính xác như một nhà toán học, ông có thể dễ dàng lên kế hoạch và hủy bỏ nó một cách dễ dàng để đối phó với tình hình.

Cuộc đời hoạt động của ông ấy cũng rất may mắn, những người bảo vệ cho ông đã có 20 người bị chết và nhiều người bị thương. Khi ông hoạt động, chỉ duy nhất vợ ông biết.


“X6 Điệp Viên Hoàn Hảo” kể về cuộc đời của tướng tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn của Giáo sư Larry Berman.

Đề xuất đặt tên đường Phạm Xuân Ẩn

Trần Kim Tuyến - Chỉ huy hệ thống An ninh Mật vụ Sài Gòn đã kể lại rằng, trong suốt quá trình làm Tư lệnh mạng lưới An ninh Mật vụ, có hai người mà ông và CIA tin tưởng hơn bất kỳ ai hết: Đó là Phạm Xuân Ẩn và Đại tá Phạm Ngọc Thảo.

Sau này khi được biết cả hai đều là điệp viên Cộng sản, Trần Kim Tuyến đã vô cùng sửng sốt, kinh ngạc và bảo rằng nếu nhìn lại quá khứ, ông có thể lý giải được Phạm Ngọc Thảo, nhưng không thể tin được rằng Phạm Xuân Ẩn chính là tình báo Cộng sản; vì chưa bao giờ có một manh mối hay bất kỳ một ngờ vực nào, dù là nhỏ nhất...

Đến cuối đời, Trần Kim Tuyến cũng không thể nào quên được khoảnh khắc Phạm Xuân Ẩn đã cứu mình kịp di tản 30/4/75 khi trực tiếp lái xe và dùng sức cánh tay cản cửa trong gang tấc để Trần Kim Tuyến kịp chui qua khi cánh cửa nặng đang khép lại và quát to: "Chạy nhanh đi!" – Trần Kim Tuyến đã không bao giờ quên được Phạm Xuân Ẩn – nếu không muốn nói chính xác - là mang ơn suốt đời.”.

Phạm Xuân Ẩn sau cùng tiết lộ lúc đầu tham gia tình báo vì yêu nước - cũng như nhiều người khác. Ông chống Mỹ vì yêu dân tộc Việt, ghét ngoại bang nhưng rất yêu, tin người Mỹ - và đó cũng là lý do ông chọn Larry Berman - người Mỹ - chứ không phải người Việt - để viết cuốn sách cuối đời quan trọng nhất này. Với cam kết rất chặt chẽ : "Chỉ được xuất bản sau khi tôi chết - và không được thêm bớt!". Sau này mọi người mới nhận ra sự lựa chọn Larry Berman là tầm nhìn bậc thầy cực sáng suốt của Phạm Xuân Ẩn.

Ông không treo bằng khen, huân chương trong nhà và rất ít khi mặc bộ quân phục cấp tướng. Ông chỉ mặc áo sơ mi trắng, trầm lặng đi dạo chơi với con chó của mình.

Cách đây tròn 4 năm, trong lần Họp Báo ra mắt sách, ý tưởng đặt tên đường Phạm Xuân Ẩn tại Sài Gòn đã hình thành từ First News. Giáo sư Larry Berman đã thực hiện đúng lời hứa với Phạm Xuân Ẩn lúc còn sống và không chỉ vậy - GS đã dành tiền nhuận bút để dựng tượng người tình báo huyền thoại với dự định đặt trên con đường mà First News đề xuất với TP Hồ Chí Minh.

Theo Quốc Định - ĐĐK

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng