Văn nghệ thế giới
Đọc sách: Tự truyện Gandhi

Mahatma Gandhi, bậc đại thánh Ấn Độ, người chủ trương thuyết đấu tranh bất bạo động, cũng là người có kinh nghiệm tổ chức các hội đoàn lớn.

Nghe dịch giả kể chuyện dịch kiệt tác văn học Séc

Cuối tuần qua, tác phẩm kinh điển của văn học Séc “Vận mệnh người lính tốt Svejk trong đại chiến thế giới” tập 1-2 đã chính thức được NXB Phụ nữ Việt Nam chính thức giới thiệu tới bạn đọc. Đặc biệt, trong buổi ra mắt do NXB phối hợp với Đại sứ quán nước CH Séc tổ chức, bạn đọc được trực tiếp giao lưu với dịch giả Bình Slavicka, nghe chị kể về chặng đường dịch cuốn sách đầy gian nan.

Max Bruch - Chạm tới cái siêu phàm

100 năm sau ngày Max Bruch qua đời, chúng ta có thể đủ độ lùi về mặt thời gian để nói rằng, dù âm nhạc của Bruch có thể ít phiêu lưu hơn Brahms nhưng lại xuất sắc khác thường về giai điệu.

Phẩm giá và tình người trong nghịch cảnh

Là tác phẩm đầu tay của Heather Morris, “Thợ xăm ở Auschwitz” đã được dịch sang 17 thứ tiếng, bán bản quyền đến 43 quốc gia. Ở Mỹ, cuốn sách đứng đầu danh sách bestseller của New York Times. Và tháng 10.2019, trên 3 triệu bản đã đến tay độc giả trên toàn thế giới.

Louise Glück - Nghệ thuật của sự im lặng

Trong Tractatus, Wittgenstein viết: “điều chúng ta không thể nói ra, chúng ta phải bỏ qua trong im lặng”. Có lẽ vì thế, văn chương đương nhiên là nghệ thuật của ngôn từ, nhưng đương nhiên cũng là nghệ thuật của sự im lặng.

Đọc sách: Thành phố trộm

Thời thành phố Leningrad ở Nga bị phát xít Đức bao vây, một người lính Nga bị buộc tội đào ngũ và một thanh niên tự vệ mười bảy tuổi phải đi tìm bằng được mười hai quả trứng để cung cấp cho ông đại tá chỉ huy, có như vậy mới thoát được tội bị xử tử. Trứng, trong một thành phố mà ai cũng sắp chết đói, thậm chí có kẻ lừa người lạ vào nhà giết để ăn thịt và làm xúc xích bán...

Kỳ lạ tính cách của nhà văn Franz Kafka

Franz Kafka (1883 - 1924) là nhà văn  người Do Thái chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, có tầm ảnh hưởng lớn trong thế kỉ 20.

Kịch Noh Nhật Bản xoay xở thời dịch Covid-19

Do dịch Covid-19, các rạp hát khắp Nhật Bản phải đóng cửa. Trong khi các loại hình nghệ thuật truyền thống khác có thể dựa vào sự hậu thuẫn hào phóng của tư nhân hoặc trợ cấp của nhà nước, thì kịch Noh truyền thống của Nhật Bản lại không được hưởng đặc ân này.

Nữ nhà thơ Mĩ Louise Glück đoạt Giải Nobel Văn học 2020

Ngày 8/10/2020, Viện Hàn lâm Thụy Điển chọn nhà thơ Mĩ Louise Glück trở thành chủ nhân Nobel Văn học 2020 bởi “giọng thơ không thể nhầm lẫn, nét đẹp toát lên từ sự thống khổ, khiến cho sự hiện hữu của mỗi cá nhân trở nên phổ biến".

Dự đoán trước giờ trao giải Nobel Văn học 2020

Haruki Murakami vẫn là ứng viên sáng giá của Nobel Văn học 2020 nhưng năm nay, nhà văn Nhật Bản này không phải người được kỳ vọng nhất.

“Biến thân”: Câu chuyện về một cái tôi vỡ vụn

Biến thân – sách mới phát hành ở Việt Nam qua bản dịch của Cẩm Hương, là tác phẩm trong những ngày đầu sáng tác của ông hoàng trinh thám Nhật Bản Keigo Higashino.

“Sống tối giản”: Hướng đến tự do, sự bình yên và niềm vui

Joshua Becker là tác giả của nhiều tựa sách bán chạy do tờ Wall Street Journal bình chọn. Mới đây, độc giả Việt Nam có cơ hội tiếp cận với Joshua Becker thông qua cuốn sách Sống tối giản (First News và NXB Tổng hợp). Dù lối sống tối giản không phải là xu hướng mới lạ nhưng cuốn sách của Joshua Becker vẫn mang đến cho độc giả những khám phá bất ngờ và thú vị.

Di chúc của nhà văn Jack London: Hậu duệ bị lãng quên

Vil Bykov là nhà nghiên cứu văn học, dịch giả, nhà báo, chuyên gia về văn học Mỹ thế kỷ XX. Ông đã dịch nhiều tác phẩm của Jack London và là tác giả một số cuốn sách về nhà văn như “Trên tổ quốc của Jack London”(1962); “Jack London” (1964, 1968); “Theo dấu chân của Jack London” (1983)...

Cuốn sách cuối cùng của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking ra mắt bạn đọc Việt Nam

Sau hàng loạt ấn phẩm đã ra mắt và tạo được ấn tượng với độc giả như: Lược sử thời gian; Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ; Lược sử đời tôi; Lỗ đen, mới đây, NXB Trẻ tiếp tục giới thiệu thêm ấn phẩm Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn nằm trong tủ sách “Khoa học - Khám phá”. Đây là cuốn sách cuối cùng của nhà vật lý, vũ trụ học thiên tài Stephen Hawking được hoàn thành trước khi ông qua đời.

Tác phẩm đầu tay của nữ sinh 21 tuổi được mua với giá hàng triệu USD

Tác phẩm đầu tay có tựa Ace of Spades (tạm dịch: Con át chủ bài) của sinh viên người Anh Faridah Àbíké-Íyímídé được nhà xuất bản Macmillan tại Mĩ mua bản quyền với giá hàng triệu USD. Sách sẽ được xuất bản vào tháng 6/2021.

Vòm rừng: Đạo đức của người và đạo đức của cây

Điều đầu tiên người ta muốn làm sau khi đọc Walden của Henry David Thoreau đó là đi vào rừng và sống. Đó cũng là điều đầu tiên người ta sẽ nghĩ đến sau khi đọc gần 700 trang tiểu thuyết Overstory của Richard Powers (hay Vòm rừng, theo bản dịch tiếng Việt của Hà Uy Linh).

Đọc "Thời thơ ngây" sau 100 năm xuất bản

Tháng 9 này, chúng ta hãy cùng nhau đọc và nhìn lại tuyệt tác The Age of Innocence (Thời thơ ngây) xuất bản năm 1920 của nhà văn Edith Wharton (1862-1937). Đã 100 năm kể từ ngày câu chuyện về xã hội Mĩ, về gia đình, về tình yêu, về những yêu thương cùng mất mát ra đời, và dường như trong thế giới hiện đại, cuốn sách vẫn có chỗ đứng của riêng mình.

"Khu vườn ngôn từ" của Shinkai Makoto đẹp như một thước phim điện ảnh

Nỗi buồn, sự cô đơn là một đề tài phổ biến trong văn học và trở đi trở lại qua các tác phẩm văn chương từ xưa tới nay. Khu vườn ngôn từ, cuốn tiểu thuyết đương đại của Shinkai Makoto, cũng đề cập đến đề tài ấy, nhưng mang màu sắc riêng gắn với tâm thức con người và không gian văn hóa của một xứ sở.

Tìm hiểu về Phật giáo, vẻ đẹp của quá khứ qua góc nhìn hai chiều

Cuốn sách “Các tầng địa ngục theo Phật giáo” là chuyến chu du đầy suy tư qua những ngôi chùa Việt Nam của hai tác giả người Pháp Léon Riotor và Léofanti, họ“phỏng vấn” và đàm đạo với các sư trụ trì tại đây về “địa ngục” theo Phật giáo, được các nhà sư dùng kiến thức triết học, tôn giáo cùng những truyền thuyết của xứ sở để thuyết minh cặn kẽ các tranh vẽ địa ngục trên tường chùa.

Bức họa "Cái chết của Actaeon" và sự chìm nổi của số phận

Cớ sao người tốt lại gặp phải tai ương? Câu hỏi này đặc biệt thích hợp khi áp vào bối cảnh đại dịch. Bệnh tật không chừa một ai. Nó vừa có thể giáng xuống một thánh nhân, cũng vừa có thể giáng xuống một tội nhân. Tuy nhiên, ngay cả trong đời sống thường nhật, câu hỏi này vẫn thường quẩn quanh bên ta cùng nỗi phiền muộn. Cuộc sống này quá đỗi ngắn ngủi, và những hành động tử tế thì lại không hề nhận được báo đáp. Dường như thế giới này là một chốn lạnh lẽo đầy ảm đạm. Vì sao lại thế?

Trang 4/151
1 2 3 45 6 ...151