Giá sách Sông Hương
CHUYÊN ĐỀ
Tình biển

NGUYỄN VIỆT  
       Ghi chép  

Đầu năm 2013, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức một trại sáng tác với chủ đề “Biển đảo quê hương”. 30 văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc háo hức đăng ký lên đường. Điểm đến đầu tiên là xã biển Vinh Thanh.

Mãi nhớ một chuyến thăm đảo Cồn Cỏ

VĨNH NGUYÊN
            Bút ký

Nói thăm là nói về phía chúng tôi (Đoàn khách cơ cấu tổng hợp) còn Đội văn nghệ Tỉnh đội thì đi phục vụ đảo.

Hành trình về phía Trường Sa

ĐOAN THIẾU HUYỀN
                        Tùy bút

Tôi sinh ở nơi không có biển, mà thuở khốn khó tuổi thơ chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, lớn lên đi học được nghe giảng đất nước ta rừng vàng biển bạc.

Vị hổ tướng Nguyễn triều gióng tàu ra bể đông

NGUYÊN TRÍ

Lê Quang Tiến (1809 - 1863) là một công thần dưới triều Nguyễn, lập nhiều công lớn gìn giữ biển đảo nước ta. Ông là võ quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình lúc bấy giờ.

Về với biển

TỪ NGUYỄN

Chúng tôi về biển Cửa Việt vào một ngày gần cuối tháng Tư. Nơi dừng chân trú ngụ là khách sạn Tùng Việt, một khách sạn tư nhân gọn gàng, thoáng mát, tọa lạc trong một khu đất rộng rãi, hướng mặt ra bãi thuyền đánh cá vùng bãi ngang Cửa Việt - Gio Linh. Từ phòng nghỉ, lúc sáng sớm và chiều tối, dù đóng kín cửa, vẫn có thể nghe rõ tiếng sóng vỗ bờ và hàng phi lao chắn biển ru, reo…

Biển qua góc nhìn của tục ngữ, ca dao xứ Huế

TRIỀU NGUYÊN
1.
Thừa Thiên Huế có 126km bờ biển, năm đầm phá nước lợ (đó là các đầm: Sam, Chuồn, Thủy Tú, Lăng Cô, và Cầu Hai) rộng 22.000ha liên hoàn, thông thương, và ba cửa biển Thuận An, Tư Hiền, Lăng Cô. Hiện cảng nước sâu Chân Mây đã được xây dựng, tàu 50.000 - 70.000 tấn có thể vào ra thuận lợi.

Thần tích vị tướng tải lương nơi cửa biển Tư Hiền, Thừa Thiên Huế

NGUYỄN THẾ

Sự kiện vua Chiêm là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý làm sính lễ để cưới nàng công chúa Huyền Trân của Đại Việt vào năm 1306 đã đánh dấu cho lịch sử bang giao hòa hiếu giữa Chiêm Thành và Đại Việt.

Cô Tô không xa

THANH TÙNG

Cô Tô biển hoang sơ, cát trắng mịn, nước trong vắt, có hải đăng, rừng nguyên sinh, đang là sự lựa chọn mới của giới trẻ các tỉnh phía bắc trong những ngày hè.

Chuyên đề Biển đảo quê hương

LTS: Một tác giả góp mặt trong chuyên đề “Biển đảo quê hương” lần này đã viết: “Trong huyết quản mỗi người dân Việt bây giờ vùng biển đảo mỗi khi vang lên lại thấy một gì như ứ đầy nghèn nghẹn, như dòng chuyển lưu, và thiêng liêng như nghĩ về thân nhân ruột thịt”. Đây cũng chính là nỗi lòng của BBT khi thực hiện chuyên đề này, và mong tiếp tục nhận được nhiều bài viết hay từ phía bạn đọc.
SH

Về hai người Việt cộng tác sớm nhất cho tập san BAVH: Nguyễn Đình Hòe và Đào Thái Hanh

TRẦN VĂN DŨNG

Tập san BAVH là một trong các tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó chuyên viết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học... hay nói một cách tổng quát là văn hóa cung đình, văn hóa bác học và văn hóa dân gian.

100 NĂM THÀNH LẬP HỘI “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ”

LTS: Bản nghĩa của văn hóa chính là sự gieo trồng tinh thần (cultus - latin), và là sự tiếp diễn của quá trình kế thừa truyền thống xã hội. Sự gieo trồng tinh thần ấy lại xuất phát từ sự quyến rũ của vùng văn hóa, sự thật mà chúng ta bắt gặp được trong hành trình tìm kiếm những lớp trầm tích của Huế. Hội “Những người bạn Cố đô Huế” 100 năm trước vì sự “yêu mến chân thật” vùng đất này đã có những “ứng xử hiếm có” ở các thuộc địa trước đây.
Nhân 100 năm thành lập Hội “Những người bạn Cố đô Huế” (1913 - 2013), Sông Hương dành số trang nói về “cuộc tìm kiếm và gìn giữ những kỷ niệm của Huế xưa” đầy nhiệt tâm đó.

Chuyện kỷ niệm “30 năm Sông Hương”: TRI ÂN VỚI DÒNG SÔNG NGUỒN CỘI

NGÔ MINH

Chương trình kỷ niệm “30 năm Tạp chí Sông Hương” đã qua gần tháng rồi, mà trong tôi những xúc động vẫn không nguôi. Quả thực tôi chưa thấy cuộc “kỷ niệm” nào lại ám ảnh và ấn tượng đến vậy.

Dư âm 30 năm Sông Hương

HƯƠNG BÌNH

30 năm Tạp chí Sông Hương ra số báo đầu tiên là dấu mốc hết sức quan trọng. 30 năm của những thành quả, những đổi thay và cả những kỷ niệm còn vương mùi mực cũ. Sông Hương đã nỗ lực hết mình, được sự trợ giúp, động viên của đông đảo bằng hữu mọi miền để làm nên một tuần lễ kỷ niệm với nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc diễn ra từ ngày 14/6 đến 22/6.

Lời tri ân dòng sông

LTS: Trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, Lễ Hội “Tri Ân Dòng Sông” đặc biệt có ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên, những người làm Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ tri ân dòng sông mình đã mang tên.

Từ dấu mốc 30 năm thành lập, tiếp tục giữ gìn bản sắc Huế, tôn vinh các giá trị đích thực, cổ súy những trào lưu sáng tác mới

HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

(Diễn văn của TBT Tạp chí Sông Hương trong Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập)

Sự kiện có ý nghĩa quan trọng ở vùng đất cố đô Huế, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với văn nghệ sĩ (*)

(Phát biểu của Đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương)

Sông Hương nhớ, Sông Hương chờ

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Tháng 6/1983, Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế thân yêu. Đó là niềm phấn khởi của những người làm công tác văn hóa, văn nghệ ở Bình Trị Thiên nói riêng và cả nước nói chung.

Trang 15/22
1 ...13 14 1516 17 ...22