Giá sách Sông Hương
CHUYÊN ĐỀ
Kết bạn với Sông Hương

KHÁNH PHƯƠNG

Huế là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không sống ở nơi đây?”. Sông Hương là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không làm điều gì đó cho nơi này?”.

Sông Hương và tên gọi Tạp chí Sông Hương

GIA HỘI

Đầu năm 1983, lãnh đạo tỉnh và Hội VHNT Bình Trị Thiên xác định nên có một tờ tạp chí văn nghệ. Theo nhà văn Hà Khánh Linh, từ tháng 2/1983, nhiều cuộc họp bàn chuẩn bị ra mắt số tạp chí văn học nghệ thuật được tổ chức.

Nhớ hoài chuyện phát hành

VÕ QUÊ

Tin tạp chí văn nghệ tỉnh nhà được mang tên mới: Sông Hương là một nguồn vui lớn không chỉ trong giới văn nghệ sĩ chúng tôi, mà còn sớm lan tỏa trong mọi tầng lớp dân chúng của quê nhà yêu dấu trong thời điểm ấy (6/1983).


(Lê Minh Phong phỏng vấn các nhà lý luận, phê bình)

LTS: 30 năm đã tạo nên vóc dáng một Tạp chí Sông Hương bản lĩnh như ngày hôm nay. Từ lúc mới ra đời Sông Hương đã nhận được sự cộng tác nhiệt tâm của nhiều cây bút tài hoa trên mọi miền đất nước, góp phần đưa tạp chí vượt thoát biên giới địa phương đi vào thế giới văn chương Việt đầy sôi động. Dưới đây là những tâm tình của một số cộng tác viên từng gắn bó với Sông Hương.

LTS: Góp phần để Sông Hương có “văn hiệu” trên diễn đàn văn học nghệ thuật cả nước cũng như đến với độc giả mọi miền phải kể đến vai trò của những nhà văn nhà thơ đại diện cho tạp chí. Chúng tôi xin được trích đăng một vài cảm nhận của họ nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sông Hương ra số báo đầu tiên.

Những chuyên đề về Huế trên Sông Hương

TRẦN NGUYÊN

Hòa nhập với làng văn nước nhà, Sông Hương còn phải chở nặng phù sa văn hóa của chính nơi mình sinh ra. Mấy năm trở lại đây, Sông Hương tạo được ảnh hưởng trong giới độc giả với nhiều chuyên đề văn học mang tính chất khai mở, dám nói và làm những hiện tượng, trào lưu văn học còn ngại ngần.

Những chương trình nhân văn

VỸ GIẠ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tạp chí, từ tháng 8 năm 2008, Sông Hương xúc tiến bốn chương trình nhân văn với phương thức xã hội hóa hoàn toàn. Các chương trình ấy vừa thể hiện tình cảm nhân ái, vừa thể hiện mong ước được đóng góp cho văn hóa Huế của giới văn nghệ sĩ - trí thức quê nhà.

Sông Hương 30 năm, những dòng tâm cảm

ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

Mới đó mà đã 30 năm rồi. Với tôi, Sông Hương luôn là một kỷ niệm và là một hành trình đẹp. Sông Hương 30 năm thì tôi có hơn 2/3 quãng thời gian ấy là… người nhà của Sông Hương.

Kính gửi BBT Tạp chí Sông Hương!

Gia đình tôi (7 thành viên đều là giáo chức) không phải cư dân Huế, nhưng mỗi người trong chúng tôi đều đã là một độc giả trong số những chuyên mục thường xuyên của tạp chí Sông Hương từ nhiều năm nay.

Một cuộc sống khác của Sông Hương

PHẠM PHÚ PHONG
(Nhìn lướt qua các tuyển tập kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương)

Cũng như người, sông có đời sông. Nhưng người có tuổi, còn sông không có tuổi. Không ai biết dòng sông chảy qua kinh thành gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử một vùng đất có từ bao giờ? Nhưng cách đây ba mươi năm đã ra đời một cuộc sống khác, một dòng chảy khác, tồn tại song song với nó, góp phần khẳng định và phát huy đời sống tinh thần của con người xứ Huế, đó là Tạp chí Sông Hương.

Kỷ niệm nhỏ về trang viết đầu tay trên Sông Hương

DƯƠNG PHƯỚC THU 

Chiều thứ bảy, ngày 12 tháng 6 năm 1983, Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật văn hóa của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên ra số đầu tiên, lấy tên Sông Hương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Biên tập, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là Phó, Ban Biên tập gồm có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như: Lương An, Bửu Chỉ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Minh Hằng, Xuân Hoàng, Hà Khánh Linh, Lê Thị Mây, Trần Hữu Pháp, Võ Quê, Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Xuân Việt, Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Đắc Xuân.

Một dòng tràn ý biếc

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Trong tủ sách của tôi, sau bao dâu biển, còn lại một cuốn Sông Hương hai mươi mấy năm trước, trong đó có thư trả lời độc giả của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, hình như là Tổng Biên tập.

Tạp chí Sông Hương trong xu thế nghệ thuật mới

Thực tiễn sáng tạo nghệ thuật luôn luôn biến đổi cùng với sự thức nhận tri thức khách quan và tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo là tìm ra cái mới, cái mới nằm trong nhận thức, trong quan niệm, trong cách chúng ta nhìn vào sự vật và nhìn vào chính mình.

Sông Hương trước đây, Sông Hương bây giờ

LTS: Từ Tổng Biên tập đầu tiên cho đến Tổng Biên tập đương nhiệm, Tạp chí Sông Hương đã chuyển giao qua 7 thời kỳ. Có thể nói mỗi “thuyền trưởng” đều để lại một dấu ấn riêng. Nếu sự thăng là mặt nổi trội hiển nhiên thì sự trầm nhiều lúc vẫn được độc giả hoan nghênh ghi nhận. Những cảm nhận và ý kiến của hai nhà văn nguyên Tổng Biên tập của Sông Hương dưới đây phần nào dẫn ra mặt mạnh và yếu của tạp chí xưa và nay. Qua đó, lớp kế cận nhận thấy trọng trách khá nặng nề mà họ được giao phó.

Tạp chí Sông Hương & Bản lĩnh văn hóa

KỶ NIỆM 30 NĂM TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG RA SỐ BÁO ĐẦU TIÊN (1983 - 2013)

TÔ NHUẬN VỸ

Rắn thiêng xứ Ấn

LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

Ấn Độ là đất nước được biết đến như nơi ngự trị của rắn, ở đây rắn là linh vật được sùng kính thứ hai sau loài bò (Nandin). Bộ kinh Veda đã nhiều lần nói đến biểu tượng tâm linh này.

Công năng và sự thật của ngọc rắn

BÙI NGUYÊN

Trên dải đất hẹp của miền Trung, hầu như ở địa phương nào cũng có những thần y chữa bệnh bằng ngọc rắn tổ truyền. Một loại ngọc được truyền tụng là mang đầy công năng kháng độc và bao giờ lý lịch thần vật ấy cũng gắn liền những huyền tích đầy tính duy linh.

Biểu tượng rắn, từ ngôn ngữ đến văn hóa

TRẦN VĂN SÁNG 

Biểu tượng (symbol) là một thành tố không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa. Xét về một phương diện nào đó, văn hóa là một hệ biểu tượng.

Rắn Đại Nội, sự thật và huyền thoại

TRỌNG BÌNH  

Rắn là loài vật xuất hiện sớm và có sức ám ảnh mạnh mẽ trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Rất nhiều nơi trên thế giới có tín ngưỡng thờ rắn, tùy vào đặc điểm văn hóa của từng quốc gia, khu vực lãnh thổ mà con vật này biểu trưng cho các lớp ý nghĩa khác nhau.

Trang 16/22
1 ...14 15 1617 18 ...22