Từ Ô Lâu đến Hải Vân
SÔNG HƯƠNG SỐ 320 - 2015: Mùa hoa nữ tháng 10
09:02 | 07/10/2015

Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính  - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể. 

SÔNG HƯƠNG SỐ 320 - 2015:  Mùa hoa nữ tháng 10

Điều đáng nói hơn là liệu văn học nữ đã làm nên được một khung dung nhan đầy ắp mới? Lý thuyết và phê bình nữ quyền từ 1900 đến nay của Chris Weedon (Thái Hà chuyển ngữ), sẽ đem lại cho bạn đọc hình dung sự vận động của lý thuyết và phê bình nữ quyền đương đại được khái quát trên một số khuynh hướng chính. “Khuynh hướng hiện sinh trong thơ nữ Việt Nam thời đổi mới” (Trần Hoài Anh) đề cập đến thơ nữ Việt từ 1986 đến nay, xác định ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh đã tạo thành một khuynh hướng sáng tác trong thơ nữ của nhiều thế hệ, với các biểu hiện: đi tìm cái tôi bản thể, cảm thức về nỗi cô đơn, nỗi buồn, mỏng manh kiếp người, khát khao nhục cảm thân xác… Tất cả đó góp phần làm phong phú hệ giá trị của văn học dân tộc từ đổi mới đến nay, đồng thời cũng mở ra cho các nhà thơ những chân trời sáng tạo.

Trở lại mảnh đất ngày xưa từng là một ngôi trường văn hóa của miền Tây Thừa Thiên trong chiến tranh, bị xóa sổ sau một trận bom B52 - nơi đó đã có những học trò, những đồng đội vĩnh viễn nằm lại trên 50 năm...; nhà văn Hà Khánh Linh đã có những trang bút ký xúc động, với những giọt nước mắt cơ hồ đã rơi từ nửa thế kỷ qua.

Hai truyện ngắn được chọn tham gia chuyên đề, là những gương mặt mới: Lâm Hạ và Trần Băng Khuê. Những thể nghiệm khá mới mẻ trong lối viết, song cõi lòng ưu tư với thời cuộc qua những câu chữ đã có sức trĩu nặng. Thơ trong chuyên đề, đa bản sắc, đa giọng điệu: Đinh Thị Như Thúy, Đông Hà, Bạch Diệp, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Mai Diệp Văn, Chiêu Anh Nguyễn, Du Nguyên, Trần Hồ Thúy Hằng. Và có cả một chùm thơ theo thể Waka (Nhật bản) lần đầu tiên xuất hiện trên Sông Hương, của Hạnh Ngộ.

Một câu hỏi đã tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ qua trong giới nghiên cứu “Ai là chồng của người phụ nữ đã làm nên chiếc cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng?” đã được giải đáp trong số này, qua một nghiên cứu công phu và thấu triệt của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, trong mục “Huế - dòng chảy văn hóa”. Với một số người, đây sẽ là bài cần đọc trước hết khi cầm số báo này trên tay.

Trong những bài thơ bên ngoài chuyên đề, sự góp mặt của các thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo, Trần Phương Kỳ, Phùng Tấn Đông… đã đem lại những dấu hiệu riêng trong những trang thơ Sông Hương.

Đang vào mùa Trung thu mới, kính chúc quý bạn đọc một mùa trăng mới ngập tràn ánh rằm hạnh phúc.

Dưới đây là mục lục SÔNG HƯƠNG SỐ 320 THÁNG 10 - 2015

Bút ký

- TRƯỜNG VĂN HÓA MIỀN TÂY, NỬA THẾ KỶ... - Hà Khánh Linh

THƠ:

TRẦN PHƯƠNG KỲ: Hành hương hồn gạch đá (Trích)

- NGUYỄN TRỌNG TẠO  – Uống rượu với Nguyễn Du

- PHÙNG TẤN ĐÔNG  - Ghé nơi ở cũ

ĐỖ XUÂN THU - Dạ thưa…

- NGUYỄN VIỆT CHIẾN - Huế và tôi

 

CHUYÊN ĐỀ NỮ QUYỀN:

-   NGƯỜI VIẾT NỮ: GIỚI TÍNH VÀ TRANG GIẤY TRẮNG - Đoàn

-   NHỮNG KHÚC QUÀNH CỦA VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Đoàn Ánh Dương

-    LÍ THUYẾT VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN (TỪ 1990 ĐẾN NAY) - Chris Weedon

-    NGƯỜI KHÂU VỤN MÌNH - Lâm Hạ

-    XƯNG TỘI - Trần Băng

Thơ:

ĐINH THỊ NHƯ THÚY – Xóa - Gọi vào đêm

 NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - Đưa tang nỗi buồn

BẠCH DIỆP  - Nước mắt của trăng - Tình yêu

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI - Quê ngoại

 ĐÔNG HÀ - Khách Tư Dung - Mùi hương đoạn trường

 VI THÙY LINH  - Lễ hội hóa trang -

 MAI DIỆP VĂN - Mất điện

CHIÊU ANH NGUYỄN - Ý không! - Vô lượng!

 DU NGUYÊN  - Ngơ ngác ấy

 HẠNH NGỘ - Chùm thơ Waka

 TRẦN HỒ THÚY HẰNG - Tĩnh vật - Tờ lịch - Hẻm phố Trịnh - Nguyễn Đông Nhật giới thiệu

NHẠC: 

-  THỦY CHUNG NGÔN NGỮ MẸ - Nhạc: Hằng Vang & Thơ: Tuệ Nga

NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:

- KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI - Trần Hoài Anh

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA:

-  BÀ TRẦN THỊ ĐẠO, CÓ CÔNG LỚN XÂY CẦU NGÓI THANH TOÀN, LÀ PHU NHÂN CỦA TỨ XUYÊN HẦU PHAN TRỌNG PHIÊN - Trần Viết Điền

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:

- AI ĐÃ GIẾT ThƠ?(Tiếp theo và hết) - Joseph Epstein

- Thư tín Sông Hương

 - Bìa 1: “Mẫu tử”  - Tranh: NGUYỄN ĐĂNG SƠN

-  Những khoảnh khắc đẹp: “Những nghệ sĩ của biển cả” - Ảnh: VƯƠNG HÒA

- Minh họa:  ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM

- bia 2: Họa sĩ Nguyễn Võ Trí - Đặng Mậu Tựu

 Xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc.

TG

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng