Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Đón đọc Sông Hương số 353 - tháng 07/2018
07:25 | 02/07/2018

Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.

Đón đọc Sông Hương số 353 - tháng 07/2018
Bìa tạp chí số 353 - tháng 07/2018

Mảng truyện ngắn trong số báo này, tác phẩm Giấc mộng của bạn viết lần đầu đến với Sông Hương, là sự bí ẩn đa chiều, nó thánh thiện lương tâm và tối mờ, mọi thứ mới lạ như mặt hồ không còn gương mà cồn lên từng đợt sóng, và lòng người cồn lên những ám ảnh… Ở truyện ngắn Nhạc hoa. Những mẩu đời thường của những cô sinh viên quê mùa, mê dụ thú ăn chơi nơi phồn hoa đô thị đã sớm mắc lưới tình. Cho đến một ngày nỗi nhớ quê, nhớ mẹ cha trỗi dậy. Song về quê cưới chồng rồi thì cơn đau từ chính thân phận và hậu họa từng gây ra phía trước vẫn không buông tha như một định mệnh.

Mục Tác giả - Tác phẩm, bài “Nguyễn Văn Bổng - Từ thuở dưới đáy Sông Hương…” phác họa một chân dung khá đầy đặn cùng những phân tích mới mẻ về nhà văn một thời từng ra Huế học cao đẳng tiểu học và tú tài tại trường Quốc Học rồi dạy dạy trường tư thục Thuận Hóa, Huế; một nhà văn chiến sĩ cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng thông qua quá trình hoạt động với cá tính mạnh mẽ, bản lĩnh quyết liệt và đặc biệt là tư tưởng trong tác phẩm của mình như Con trâu, Rừng U Minh.

Một đề tài lâu lắm rồi Sông Hương mới quay lại - đó là tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam những năm 1920 - 1930, mà trong đó nhà văn Phú Đức được xem là người đặt nền móng và cũng là cái tên được “săn đón” nhiều nhất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, với tác phẩm tiêu biểu nổi danh như Châu về Hiệp Phố. Tiểu thuyết trinh thám Phú Đức tạo được phong cách riêng trong dòng chảy chung bằng lối xoắn quyện thiện ác đã khiến tác giả vượt ra ngoài khuôn khổ của mô típ trinh thám khuôn thước, ghi dấu tính cách nhân vật của xã hội nước ta, ít chịu sự ảnh hưởng chi phối từ các tác phẩm kinh điển nước ngoài. Mời quý độc giả đọc bài nghiên cứu “Tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Phú Đức trong dòng chảy tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ XX”.

Phần 2 của bài viết đăng từ số báo trước, “Mực in dần dần biến mất: thơ vào cuối thời văn hóa in ấn”, tác giả Dana Gioia thể hiện cây bút tiểu luận sâu sắc đầy tính dự báo: “Miễn là khi nhân loại còn đối mặt với cái chết và dùng ngôn ngữ để miêu tả sự hiện hữu của mình, thơ sẽ mãi còn là một trong những căn nguồn tinh thần chủ yếu của nó. Thơ là một nghệ thuật đến trước chữ viết, và nó sẽ sống sót sau truyền hình và trò chơi điện tử”.

 

Dưới đây là phần Mục lục

VĂN:

- NẮNG THÁNG TƯ CÔN ĐẢO - Bùi Xuân Hòa

- GIẤC MỘNG - Bảo Thương

+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức

- NHẠC HOA - Nguyễn Văn Học

+ Minh họa: Họa sĩ Đặng Mậu Tựu

 

THƠ:

- ĐINH HẠ

+ Vọng khúc biển

- VŨ TƯ

+ Liệt sĩ vô danh

- NGUYỄN HƯNG HẢI:

+ Dưới vòng đa yên tĩnh

+ Tự sự dã tràng

- ĐỖ TẤN ĐẠT

+ Tattoo gió

- NGUYỄN MINH KHIÊM

+ Một góc phù sa

+ Những ngón tay của mẹ

- NGUYỄN HOÀN THỌ

+ Đêm thức

- HOA NGUYÊN

+ Khâu…

- TRẦN ĐỨC TÍN

+ Ngày của hôm nay

- NGUYỄN LOAN

+ Tiếng thời gian

- NGUYỄN VĂN THANH

+ Nửa vầng trăng

- MAI DIỆP VĂN

+ Tháng năm đằng đẵng phận sông

- TRẦN QUỐC TOÀN

+ Giấc mơ cánh đồng

+ Chiếc lá từ bi

- LƯU XÔNG PHA

+ Về chơi với núi

- Giới thiệu thơ TRẦN THỊ HUÊ

+ Một lời khác của tình yêu

+ Nhớ Huế

+ Người đàn ông của chị

 

NHẠC:  

- LỜI RU QUÁ KHỨ - Quánh Ngọc Hiếu

- NẾU NHƯ CHẲNG CÓ DÒNG HƯƠNG - Nhạc: Chí Linh & Lời: phỏng thơ Huy Tập

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- ANH CHÀNG ZIEGLER - Hermann Hesse - Phạm Đức Hùng dịch

+ Minh họa: Nhím

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA NHÀ VĂN PHÚ ĐỨC TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – Diệp Thị Thanh Thúy

- MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT: THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN (Phần 2) - Dana Gioia - Điểm Thọ dịch

- MOON PALACE CỦA PAUL AUSTER: TỪ TỰ SỰ SIÊU HƯ CẤU ĐẾN DỤ NGÔN VỀ KẺ KHÁC - Nguyễn Đình Minh Khuê

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- GIÁC VƯƠNG NỘI VIỆN THỜI MINH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC CHU Ở ĐÂU? - Trần Viết Điền

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- NGUYỄN VĂN BỔNG - TỪ THUỞ DƯỚI ĐÁY SÔNG HƯƠNG… - Phạm Phú Uyên Châu

- ĐUNG ĐƯA TRÊN NHỮNG ĐÁM MÂY - NHỮNG GIẤC MƠ VỤN VỠ - Nguyễn Thành Nhân

 

Bìa 1: Tác phẩm “BẤT TẬN” của họa sĩ Đức Phạm

Bìa 2 & 3: Họa sĩ Nguyễn Đại Giang với bức tranh được chọn vào hợp tuyển các tác phẩm sáng tạo độc đáo nhất của ArtQuench Magazine - KHẢ HÂN

 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng