Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.
08:28 | 11/07/2018

Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế. 

Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.
Tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.

Bản đồ quân sự của triều đình Huế được vẽ năm 1858 và được lưu giữ tại Bảo tàng lưu trữ quốc gia Pháp. Năm 2003, tại Pháp có một cuốn sách quý thu thập được nhiều tài liệu về Đông Dương, mãi đến năm 2015, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc được những người bạn ở Pháp tặng sách và thông qua nhiều kênh tư liệu khác nhau nên nhà nghiên cứu đã tìm được bản đồ. Lúc đó bản đồ đã được chụp lại, scan và đánh số ký hiệu nhưng rất mờ và không thể đọc được. Sau đó nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc tìm hiểu thêm từ bản đồ đen trắng của vua Tự Đức  có vẽ núi sông và Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ  vẽ dưới thời Minh Mạng (1838) , trong đó có nhiều chi tiết về thủy - hải lộ. Tác giả đã dựa vào hai bản đồ và ước lệ, bổ sung thông tin trên bản đồ quân sự và đọc rõ gần hết bản đồ.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi tọa đàm


Đây là bản đồ quân sự duy nhất mà ta có trong nguồn sử liệu về việc Pháp đánh chiếm– Đà Nẵng và sự phòng thủ của triều đình vào những năm 1858 đến 1960. Bản đồ được viết bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Pháp đã cho thấy sức mạnh của quân dân ta ra sức xây dựng, đoàn kết chống Pháp. Từ bản đồ cũng đã chỉ rõ được Nguyễn Tri Phương cùng với quân dân ở đây đã tiến hành thực hiện những kế sách đánh Pháp hợp lý, cho lập đồn Liên Trì và đắp lũy dài bằng cát từ Hải Châu cho đến Phúc Ninh, rồi chia quân ra phòng giữ. Cùng với việc xây dựng đồn lũy, Nguyễn Tri Phương còn vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo như đánh du kích làm tiêu hao lực lượng của Pháp hay cùng với nhân dân lấy lưới bủa vây làm cho bánh lái, chân vịt của tàu Pháp bị vướng gặp khó khăn trong lúc di chuyển.

 
Nhà nghiên cứu , diễn giả Trần Viết Ngạc  tại buổi tọa đàm  


Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cho rằng bản đồ đã giúp chúng ta ứng dụng được trong thực tế hiện nay, đó là đánh giá được việc vẽ đồ án trong thiết kế xây dựng, nghiên cứu được hành chính như sông, suối, đường giao thông, bến đò, cầu ruộng, trằm, khu dân cư…Đặc biệt bản đồ đã chỉ ra được 108 làng xã, và một số cơ sở kinh tế.

Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng dành một phần lớn thời gian để phân tích về bản di chúc của vua Tự Đức. Trong lúc quân Pháp đang chiếm đánh triều đình, loạn lạc xảy ra khắp nơi, trách nhiệm của vua Tự Đức ngày càng lớn. Sau khi lâm bệnh, vua Tự Đức trăn trở việc chọn ai là người kế vị. Cuối cùng, vua Tự Đức chọn vua Dục Đức lên ngôi vì vua Dục Đức tuy có nhiều tính xấu mà trong di chúc vua tự Đức viết rằng: “ Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã làm nên việc lớn, nước có vua lớn tuổi điều này may mắn cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây”, vì vậy tình hình đất nước lúc bấy giờ buộc vua Tự Đức phải chọn một ông vua lớn tuổi để chăm lo chính sự.

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng