Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Đón đọc Sông Hương số 354 - tháng 08/2018
09:14 | 31/07/2018

Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Đón đọc Sông Hương số 354 - tháng 08/2018
Bìa Sông Hương số 354

Ban Biên tập Sông Hương luôn mong muốn trong một số báo có một truyện ngắn viết theo lối truyền thống và một truyện ngắn hiện đại. Số này là truyện ngắn Chùm hoa xoan lỗi hẹnBướm. Câu chuyện về vua Hàm Nghi giữa muôn vàn khó khăn nhưng với tấm lòng yêu nước đã nhận được sự chở che từ phía nghĩa quân với những nhân vật cụ thể mang dấu ấn lịch sử; truyện ngắn Chùm hoa xoan lỗi hẹn lấp lánh những phận đời trong suốt. Có thể ai đó sẽ ngờ về một chiến công lớn đã nương vào niềm tin “hướng về” những phận nữ mong manh; thì trong không gian gió bụi này “dòng sông mùa thu” tỏa nắng từ trái tim một nữ nhi hướng đạo dẫu còn bề bộn lòng trần đã in dấu bóng nam nhi quân tử trong cuộc đời chiến trận đa đoan. Ở truyện ngắn Bướm, chiếc chìa khóa như một giả định từ người bạn đã tự biến mất bằng cách bước vào một thực tại giữa muốn sống và có thể chết, một giao điểm tạm trong dòng thời gian. Câu chuyện dẫn dụ người đọc đi vào mê cung bằng dọng văn pha chút trinh thám song đã ùa vào thực tại từ ẩn ức của một mối tình bỗng dưng như mây huyễn tan nhanh.

Mục Huế - dòng chảy văn hóa giới thiệu bài nghiên cứu về vị văn thần lỗi lạc dưới triều Nguyễn - Tiến sĩ Trần Đạo Tiềm - một trong số các vị giảng sư người Việt thuộc thế hệ đầu tiên đứng trên bục giảng trường Quốc Học Huế và là Quản giáo trường Quốc Học. Một con người suốt hai thập niên quyết chí ghi danh bằng được vào bảng vàng; một ví dụ điển hình của những nhà Nho lận đận khoa cử nhưng khi đỗ làm quan đã có công danh rạng rỡ nhờ vào Tài - Đức song toàn.

Phần thơ với những bài thơ sinh ra “lúc đám mây lặng yên/ trước khi bão nổi”. Và tình đời thăm thẳm qua những dòng thơ thiếu nhi viết về ngày Hiếu hạnh, với nỗi hoài niệm dễ thương khiến ta ngỡ ngàng: “Nội bỏ tuổi thơ đi đâu mất”. Hay đó là nỗi nhớ mênh mang về cha: “Chén trà in giọt trăng đau/ Điếu cày như vẫn vương màu mây trôi/ Nén hương con thắp lên trời/ Khói loang vẽ một dáng ngồi mênh mông”.

Dưới đây là mục lục chi tiết:

 

- BÁO DÂN TRONG DÒNG CHẢY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THỪA THIÊN HUẾ VÀ MIỀN TRUNG - Nguyễn Thái Sơn

VĂN

- CHÙM HOA XOAN LỖI HẸN - Nguyễn Minh Đức

+ Minh họa: Họa sĩ Ngô Lan Hương

- BƯỚM - Đỗ Quang Vinh

+ Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình

THƠ

- TRƯƠNG CÔNG TƯỞNG

+ Giấc mơ của thời thiếu nữ

+ Mở ra tưởng tượng

- PHẠM  VĂN VŨ

+ Hình như

+ Dưới cánh cửa chùa

- NGUYỄN THỤY VÂN ANH

+ Người đàn bà và đứa trẻ

+ Không dưng khóc cười

- CHÂU THU HÀ

+ Sinh nhật

- PHAN DUY

+ Những con số ngược chiều nhau

- LÊ THÀNH NGHỊ

+ Vô thức ngã ba Đồng Lộc

+ Một ngày đầy gió

- HOÀNG THỤY ANH

+ Nỗi buồn và em

- NGUYỄN CHÍ NGOAN

+ Hỏi…

+ Người đàn bà trong đêm

- MAI VĂN HOAN

+ Chia sẻ cùng vua Thành Thái

- NGUYEN SU TU

+ Ở trọ

- NGƯNG THU

- Cõi hư

- VÕ NGỘT

+ Ngôi nhà cũ

- NGUYỄN VĂN SONG

+ Dáng cha

- PHAN HOÀI THƯƠNG

+ Ánh đèn của nội

 NHẠC  

- MUỐN ĐƯỢC VỀ THĂM HUẾ - Nhạc và lời: Trương Pháp

- CON ĐƯỜNG XANH - Nhạc: Nguyễn Hoàng Dương; Thơ: Viên Chính - (Bìa 4).

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- NHỮNG KẺ VĂN MINH - Claude Farrère (Lê Trọng Sâm dịch)

+ Minh họa: Họa sĩ Đặng Mậu Tựu

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- PHÁC HỌA TIẾN TRÌNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI ĐẾN NAY – Nguyễn Văn Hùng

- MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT: THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN (Phần cuối) - Điểm Thọ dịch

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- TIẾN SĨ TRẦN ĐẠO TIỀM - VỊ VĂN THẦN LỖI LẠC - Đỗ Minh Điền

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

- THƠ VÀ TRƯỜNG CA HỮU THỈNH - TƯƠNG HỢP VÀ ĐA THANH - Hồ Thế Hà

- THƠ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG TRONG CẢM NHẬN CỦA TÔI - Giáng Vân

- Thư tín Sông Hương

NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐẸP (Bìa 3)

- GIA ĐÌNH VOỌC Ở SƠN TRÀ. Ảnh: Chung Thái

- Bìa 1: Tác phẩm “KÝ ỨC DÒNG HƯƠNG (Acrylic, 100cm x 200cm, 2017) của Họa sĩ Phan Thanh Bình

- Bìa 2: MƯA TRONG TRANH CỦA ALEXANDER BOLOTOV - Khả Hân

- Vinhet: Nhím

 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng