Từ Ô Lâu đến Hải Vân
ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 366 (THÁNG 8 - 2019)
10:51 | 01/08/2019

Năm nay, cả nước long trọng tổ chức Kỷ niệm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố lần đầu tiên và 50 năm ngày Bác đi xa; mở đầu cho số báo tháng 8 này, Sông Hương giới thiệu bài viết: “Bác Hồ viết Di chúc, ‘để lại muôn vàn tình thương yêu’”. Bác Hồ viết Di chúc bắt đầu ngày 10/5/1965; trong 4 năm kế tiếp Bác luôn suy nghĩ, sữa chữa thêm bớt và hoàn thiện bản Di chúc lịch sử vào ngày 10/5/1969. Từ việc làm trong sáng Đảng trên tình yêu thương đồng chí, hơn ai hết Bác Hồ hiểu đó là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi trong thời chiến cũng như công việc tái thiết đất nước sau chiến tranh và gìn giữ hòa bình mai sau; đến việc chăm lo đời sống từng tầng lớp trong xã hội, cho thấy một tình thương bao la Bác gửi lại cho nhân dân.

ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 366 (THÁNG 8 - 2019)
Bìa Tạp chí Sông Hương số 366

Truyện ngắn “Ngôi nhà không có cầu thang”. Nỗi khắc nghiệt của cuộc đời nằm ở những bất ngờ; sự bất ngờ không phải khi người lính gặp trận đánh bất ngờ, mà họ không thấy hết cơn đau phía trước. Nhưng đằng sau đó là niềm hạnh phúc dịu nhẹ của sự chở che, dìu dắt nhau khi những hình hài từ cuộc chiến không còn nguyên vẹn nữa. Chính vẻ đẹp của tình người, tình đồng đội, tình yêu đã phát sáng về những con đường dưới chân trời đã phủ xuống mây xanh.

Cũng phần văn xuôi, ở mục “Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới đương đại” là truyện ngắn đặc sắc “Zaabalawi” của nhà văn Nobel văn chương năm 1988, Naguib Mahfouz. Câu chuyện về một người bệnh đi tìm vị tương truyền là thánh sống. Anh đã đến và gặp những người bạn của ông ta nhưng không gặp được; nhưng ông ta đã đến bên anh khi anh ngủ mê trong mệt mỏi. Là một ẩn dụ về những hóa thân của đấng tối cao thử thách niềm tin và sức nhẫn để lựa chọn đệ tử chân truyền, như một huyền thoại về tính siêu nhiên từng để lại dấu chân cho những ai có thể lần theo về phía cánh cửa mở vào bất tử. Những khuôn mẫu có thể hóa hiện nhiều khuôn mẫu tuyệt vời.

Những bài viết công phu từ mục “Nghiên cứu và bình luận”: “Con bướm chết trong sách và tâm sự của đại thi hào Nguyễn Du”. Bài thơ “Con bướm chết trong sách” được đánh giá hay song xưa nay nó chưa được bình giải thấu đáo. Bài viết đã nêu bật “khát vọng ẩn giấu trong sự lựa chọn và sắp xếp thi liệu, sự tương phản đối lập giữa Sự trường tồn vĩnh cửu và cái Hữu hạn”, làm sáng lên gia tài văn chương cũng như tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Du hướng về cõi siêu hình và cho thấy đó cũng là giới hạn của con người trong cuộc khai phát trí tuệ làm ân hưởng một cách tự nhiên nhất đến mọi người và cả những loài khoác phận mong manh. “Truyện ngắn J.L.Borges nhìn từ lý thuyết liên văn bản (Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học)”. Borges là một trong những nhà văn hậu hiện đại lớn nhất của thế kỉ XX. Qua đây có thể thấy được lối tư duy tiến bộ từ mặt duy mỹ cho đến khoa học và ngay cả triết thuyết “trở về” vạn vật nương nhau sinh tồn của ông: “Không có một văn bản nào là hoàn toàn độc sáng hay là cội nguồn gốc. Ý nghĩa của văn bản, không chỉ có từ chính nó, mà còn nằm ở khoảng giao thoa giữa các văn bản xung quanh”.

 

Dưới đây là mục lục:

- BÁC HỒ VIẾT DI CHÚC, “ĐỂ LẠI MUÔN VÀN TÌNH THƯƠNG YÊU” - Hồ Ngọc Diệp

 

VĂN

- Ngôi nhà không có cầu thang - PHAN TRUNG HIẾU

- Viết theo dặm hải trình - VĨNH NGUYÊN

- Chuyến ngược ngàn - NGUYỄN THẾ HÙNG

  

NHẠC:

- Giấu hương - Nhạc và lời: AN NHIÊN

- Hai màu hoa - Nhạc: NGUYỄN VĂN THIẾT;  Lời: NGÀN THƯƠNG

 

THƠ:

- TRẦN TỊNH YÊN

+ Mây rụng cuối cầu

+ Lìa bỏ

- NGUYỄN THANH HẢI

+ Treo trung thu lên trí nhớ

- NGUYỄN HOÀNG THỌ

+ Giọt đời

+ Chạm

- NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

+ Định nghĩa

+ Cho mùa hè mới

- ĐỖ THƯỢNG THẾ

+ Như là đăng đối

- TRẦN KIÊM ĐOÀN

+ Em ngủ trên lá sen

- BẠCH DIỆP

+ Mùa hoa xuyên tuyết

+ Hay là chúng ta ra biển

- HUỲNH MINH TÂM

+ Những điều không thể viết thành bài ca

+ Thế giới chúng ta đang sống

- HỮU VĂN

+ Quang gánh đời mẹ

 - HOÀNG THỤY ANH

+ Em & mèo & tôi

+ Thơm từ nỗi đau

- LÊ MINH HẢI

+ Tìm về

 - TRẦN XUÂN TRƯỜNG

+ Chị

+ Chờ

- PHẠM ÁNH

+ Nếu cỏ cây biết buồn

 - PHAN VĂN CHƯƠNG

+ Nấm mộ người xin ăn

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Zaabalawi - NAGUIB MAHFOUZ - Trần Ngọc Hồ Trường dịch

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- CON BƯỚM CHẾT TRONG SÁCH VÀ TÂM SỰ CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU - Mai An Nguyễn Anh Tuấn

- HẤP DẪN KHÔNG CHỈ VÌ ĐẬM PHONG VỊ HUẾ VÀ GIÀU NỮ TÍNH - Nguyễn Khắc Phê

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- VIỆC TẠO LẪN LỘN SỞ CHỈ NHẰM ỨNG PHÓ VỚI ĐỐI TƯỢNG HỘI THOẠI GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Triều Nguyên

- CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI - Hồ Tiểu Ngọc

- TRUYỆN NGẮN J.L.BORGES NHÌN TỪ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN (Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học) - Tôn Nữ Dạ Nguyên   

 

 * Bìa 1: Tác phẩm PHỐ MÙA THU (Chất liệt tổng hợp trên vải, 80cm x 80cm, 2016) của họa sĩ NGUYỄN MẠNH HÙNG

* Bìa 2 & Bìa 3: Không gian ký ức Lê Bá Đảng - TRẦN HOÀNG PHI

- Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức; Họa sĩ Đặng Mậu Tựu; Họa sĩ Ngô Lan Hương

- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy

- Thư đi tin lại - Người Sông Hương

 

Ban Biên tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng