Từ Ô Lâu đến Hải Vân
ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG XUÂN Số 371, tháng 1 - 2020
17:37 | 28/12/2019

Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.

ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG XUÂN Số 371, tháng 1 - 2020
Bìa Sông Hương số 371

Số báo Xuân sẽ là dòng ý niệm dung dị, nhẹ nhàng song vẫn hướng đến tính nghệ thuật. Đó là sự hội tụ sức xuân ở thơ và văn xuôi của các tác giả trên cả nước. Một cuộc gặp gỡ nhiều sức sống, nhiều điểm nhìn và điều này phần nào cho thấy tâm tư đời sống văn chương của giới trẻ giàu nội lực. Những bài thơ mang cảm thức xuân tươi mới. Đó là ước muốn trở về với làng quê tràn nắng, với con đò tĩnh lặng dưới mưa phùn với tuổi thơ trong veo, là cuộc tái sinh lấm lem những gam màu sặc sỡ vàng nhung hồng đỏ, mùa xuân tràn về như mộng; là khúc hát dành tặng mười hai tháng trôi về miền khác; là cơn gió lạ như thiên sứ bồng bềnh ban những điều ước; là lễ hội của ý tưởng hiến dâng và nguyện cho bình an trần thế như ngọn gió từ bi thoảng mát lành rồi phiêu du miên viễn; là tiếng chim vút lên giữa núi rừng yên tĩnh thức dậy tình yêu và lòng vị tha khiến vạn vật gần nhau hơn…

Truyện ngắn là những cuộc du hành trong trong thế giới tưởng tượng phong phú để mở thêm góc nhìn về bí ẩn thấp thoáng đâu đó trong đời sống thường tục này. “Ngài Yến và kẻ du hành”, như niềm mơ về sự hòa nhập giữa con người và huyền thoại và điều này khiến những hoài niệm trở nên đẹp lạ lùng. Hiện thực như là mơ và mơ như là hiện thực, ở không gian nào con người cũng tự tạo dựng lên đời sống và sắm vai trên hành trình đi tìm thêm những điều ẩn ngữ, những diệu âm.

Mùa xuân cũng là chuyến ngược nguồn đến với những thân thương bị bỏ quên bên đời. Mục văn học nước ngoài giới thiệu truyện dịch “Những đứa trẻ bị bỏ quên”. Câu chuyện về một gia đình không thể day dứt hơn dẫu thực tế từ góc độ người đọc, không thể khẳng định đây là hư cấu hay sự thật, mà đúng hơn là số phận đã hư cấu ra cuộc sống của họ như một dạng kiểu mẫu cho biến động tâm thức vô hình tạo nên những êm ả cùng bao khắc nghiệt hiện hữu trong đời. Truyện ngắn này không những mang lại cảm xúc nhân văn, sâu sắc về nghệ thuật xây dựng những nhân vật thật như nó vốn vậy, còn là cảm hứng mở ra trước mắt người đọc những chân trời chưa được khám phá đằng sau số phận của những nhân vật đang còn tiếp diễn.

Đầu xuân năm mới, Ban Biên tập kính chúc mọi người nhiều năng lượng, chúc bạn viết đầy cảm hứng và hướng ngòi bút về những những góc đời, những không gian còn mờ sáng mà đó có thể là nơi dung chứa điều màu nhiệm.

Dưới đây là mục lục:

- NHÀ THƠ TỐ HỮU VỚI ĐỊA DANH LAO BẢO - Phạm Xuân Dũng

THƠ:

- LÊ VI THỦY

+ Ngày tái sinh

+ Lấp lánh xuân

- NGUYỄN HỒNG VÂN

+ Khúc mười hai

- TRẦN QUỐC TOÀN

+ Những chiếc lá từ bi

+ Giấc mơ cây bông gòn

- TRẦN HUY MINH PHƯƠNG

+ Lõm

+ Hát sen

+ Kính quê

- HUỲNH NGỌC PHƯỚC

+ Tuổi thơ - muốn được trở về

+ Câu thơ xuôi vàm kinh

- NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

+ Tuyệt ngữ

+ Thiên sứ   

- TRẦN ĐỨC TÍN

+ Halloween

- PHAN TRUNG THÀNH

+ Viết lên chỗ không lưu

+ Buổi sáng. Xe rác và sự công bằng

- TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG

+ Tiểu khúc cho những ngày tàn mộng

- VŨ THỊ TUYẾT NHUNG

+ Lá thư rừng núi

- ĐẶNG VĂN SỬ

+ Quảng Ngạn, phía triền têm

- HUỲNH THÚY KIỀU

+ Hoàng hôn màu lá úa

- LÊ THỊ ĐÁNG (giới thiệu chùm thơ)

+ Bên kia sông

+ Chị

VĂN

- Ngài Yến và kẻ du hành - PHẠM GIAI QUỲNH

- Nhất chi mai - ĐÀO QUỐC MINH

- Đỗ Quyên - NGÔ ĐÌNH HẢI

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Những đứa trẻ bị bỏ quên - CHITRA BANERJEE DIVAKARUNI - Trần Ngọc Hồ Trường dịch

- Thơ ODYSSSEUS ELYTIS (Thi sĩ Hy Lạp, Nobel Văn chương năm 1979) - TRẦN PHƯƠNG KỲ gới thiệu và dịch

THƠ:

- ĐỨC SƠN

+ Tiếng con chim hót trên vùng đầm phá

+ Đoản khúc ban mai

- PHAN ĐẠO

+ Huyền âm màu nhiệm

+ Sinh khúc

- MAI TUYẾT

+ Tháng giêng non

+ Mặt trời mọc trên nhánh xuân non

- NGUYỄN HƯNG HẢI

+ Đôi cánh mùa xuân

- NGUYỄN NGỌC HƯNG

+ Những mẩu xuân rời

- ĐÀO DUY ANH

+ Ngồi trong im lặng

+ Pho tượng

- HỒ MINH TÂM

+ “Cha cái thằng mùa đông”

+ Mùa Tam Đảo

- NGUYỄN VIỆT CHIẾN

+ Ta chưa gặp lại sâm cầm

- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

+ Một mình trăng

+ Tĩnh mặc

+ Sông tĩnh

- MAI THÌN

+ Tràng hạt hạnh phúc

+ Khuôn mặt em một nửa

- NGUYỄN NHÃ TIÊN

+ Thuyền trăng

+ Những âm thanh bên bờ sông lấp

- NGUYEN SU TU

+ Cơn đêm gãy

NHẠC:

- Đồng hương - Nhạc: VÕ TÁ HÂN; Thơ: ĐỖ HỒNG NGỌC

- Để lại Huế mùa xuân - Nhạc và lời: HOÀNG HƯƠNG TRANG

HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu ở Huế - PHAN THUẬN THẢO

***

- Tranh bìa 1: Tác phẩm NẮNG XUÂN MAI HỊCH (Sơn dầu, 100cm x 100cm, 2018) của họa sĩ Đặng Tiến

- Bìa 2 & 3: Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2019 - Trường Giang

-  Minh họa: Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, họa sĩ Phan Thanh Bình, họa sĩ Ngô Lan Hương, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, họa sĩ Tô Trần Bích Thúy

* Vinhet: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng