Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải.
08:00 | 16/12/2020

Chiều 15/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải.

Kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải.
Các văn nghệ sĩ Huế dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980). Ông sinh ra và lớn lên tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền trong một gia đình trí thức nghèo. Năm 17 tuổi, ông tham gia cách mạng ở khu vực huyện Hương Thủy và làm chính trị viên cho Đoàn văn công Thừa Thiên Huế.

Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu tại chương trình 


Trong những năm 1954 đến năm 1964, ông ở lại quê hương để hoạt động cách mạng và làm cán bộ tuyên huấn của tỉnh. Từ năm 1964 đến năm 1967, ông được đảm nhận để phụ trách báo Cờ giải phóng của Thành phố Huế. Sau đó ông, tham gia và làm Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Chi hội phó hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên. Từ sau năm 1975, nhà thơ Thanh Hải được giữ chức vụ Tổng thư ký hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tại chương trình


Nhà thơ Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thờ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân Miền Nam trong suốt những thời kỳ  chống Mỹ cứu nước.

Trong suốt thời gian 50 năm cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải có tất cả cho mình là 5 tập thơ gồm: Ánh mắt (1956); Người đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1, tập 2 1970 - 1972); Mùa xuân nho nhỏ (1980). Sau 2 năm ngày ông mất, tập thơ cuối cùng của ông được Nxb Tác phẩm mới xuất bản năm 1982, trong tập thơ Mùa xuân đất này.

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ ôn lại kỷ niệm một thời về nhà thơ Thanh Hải


Đặc biệt, vào năm 2010, được sự tài trợ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Thuận Hoá cùng với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế vừa cho ấn hành “Tuyển tập Thanh Hải”. Đây là tuyển tập đầy đủ nhất của nhà thơ Thanh Hải, gồm toàn bộ tác phẩm chủ yểu của Thanh Hải, từ thơ, trường ca, kịch thơ, văn xuôi.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê phát biểu tại chương trình


Theo nhà thơ Mai Văn Hoan, thơ Thanh Hải chân chất, bình dị, đôn hậu như con người của ông. Hầu hết thơ ông là thơ “trữ tình công dân”, tiếp nối mạch nguồn thơ ca cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu… Trong bản “hòa ca” chung của thơ Việt Nam, Thanh Hải tự nhận mình chỉ là một “nốt trầm”. Nhưng cái “nốt trầm” ấy đã làm “xao xuyến” bao nhiêu trái tim bạn đọc. Nhà thơ đã hiến dâng tất cả cuộc đời mình cho Nhân dân, cách mạng, đất nước.

Bà Nguyễn Thị Thanh tâm, vợ của nhà thơ Thanh Hải đọc bài thơ do bà tự sáng tác để nhớ về người chồng đã xa cách 40 năm.


Với những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, nhà thơ Thanh Hải đã được nhà nước phong tặng một số giải thưởng như: Giải Nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959). Giải Nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962); Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965 và Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2000.

Nghệ sĩ Diệu Bình diễn ngâm bài thơ Con thuyền lênh đênh của nhà thơ Thanh Hải 


Tại chương trình, các văn nghệ sĩ đã chia sẻ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của nhà thơ Thanh Hải  đối với đất nước và thi ca Việt Nam, Tại đây, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, vợ của nhà thơ Thanh Hải cũng đã ngâm bài thơ do chính tay bà sáng tác để nhớ về người chống xa cách đã 40 năm. 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Các bài mới
Các bài đã đăng