Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Đẩy mạnh, nâng cao việc ứng dụng công nghệ, số hóa các dữ liệu về di tích, di sản, văn hóa
14:42 | 01/11/2021

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa mới ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

 Đẩy mạnh, nâng cao việc ứng dụng công nghệ,  số hóa các dữ liệu về di tích, di sản, văn hóa
Hình ảnh Lăng Tự Đức trong dữ liệu số hóa 3D (Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia I)

Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu trong giai đoạn từ 2021-2025, quản lý tích hợp, liên thông quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao;  95% quy trình xử lý dịch vụ hành chính bằng quy trình số.

Triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành Văn hóa và Thể thao bảo đảm thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. 90% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển đổi số của Ngành được hài lòng, đánh giá cao với chất lượng dịch vụ. 90% di tích, bảo tàng, điểm văn hóa cung cấp dịch vụ thực tế ảo và thanh toán trực tuyến tại các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa thông qua nền tảng số; triển khai các ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị thông minh bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.

Hồi cố 100% tài liệu hiện có tại Thư viện Tổng hợp tỉnh theo chuẩn nghiệp vụ hiện hành đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của lĩnh vực Thư viện. 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học có tại Thư viện Tổng hợp tỉnh được số hóa và quản lý trên phần mềm Thư viện số. 100% hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn Tỉnh được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý. 100% người làm công tác thư viện được tập huấn và đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành Thư viện hiện đại, thông minh.

Đinh hướng đến năm 2030, hoàn chỉnh nền tảng số, hệ sinh thái công nghệ, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn ngành Văn hóa và Thể thao.  Duy trì và đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Ngành và cung cấp trên các phương tiện, thiết bị di động.  Hình thành nền tảng dữ liệu ngành Văn hóa và Thể thao dựa trên dữ liệu của các cơ quan Nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật  IoT, kết nối, chia sẻ rộng khắp trong toàn Tỉnh.

100% di tích, bảo tàng, điểm văn hóa cung cấp dịch vụ thực tế ảo; ứng dụng công số kết hợp công nghệ số 3D, 4D để giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa; 95% các dịch vụ thanh toán trực tuyến qua nền tảng số tại các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa; triển khai các ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị thông minh bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.

100% tài liệu cổ, quý hiếm về lịch sử, văn hóa, khoa học có trong Thư viện Tổng hợp tỉnh được số hóa và quản lý trên phần mềm thư viện số. Ứng dụng các công nghệ hiện đại phục vụ tập luyện, 100% các giải thi đấu thể thao thành tích cao được ứng dụng các công nghệ ảo, công nghệ VAR…

Để đạt được những chỉ tiêu nói trên, trong thời gian tới, Kế hoạch triển đặt ra những giải pháp cụ thể đối các lĩnh vực: Chuyển đổi số Ngành hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung, hướng đến xây dựng Xã hội số, phát triển Kinh tế số; chuyển đổi số trong quản lý, hoạt động lĩnh vực văn hóa và thể thao; thức đẩy và huy động nguồn lực đảm bảo triển khai.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch đó là đẩy mạnh, nâng cao việc ứng dụng công nghệ, các thiết bị để số hóa các dữ liệu về di tích, di sản, văn hóa… đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn đối với người dân, du khách; ứng dụng giải pháp thông minh trong quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa và thể thao; Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên, thông tin tại Thư viện viện Tổng hợp tỉnh, tiến tới hình thành hệ thống Thư viện số (Thư viện thông minh).

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng