Tiếng sông Hương
Hàng loạt chợ xây xong rồi bỏ hoang

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh TT-Huế, hiện toàn tỉnh có 159 chợ từ loại I-III được đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tiêu thụ các loại nông sản địa phương.

Khai thác cát sạn tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước ở thượng nguồn sông Hương

Nhiều năm qua, khu vực thượng nguồn sông Hương đoạn qua thôn Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) đã trở thành "bến đỗ" của nhiều ghe đò khai thác cát sạn của một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. 

Cá lại chết trên sông sau mưa

Sau cơn mưa kéo dài từ ngày 6 đến 7-10, rất nhiều loại cá lớn nhỏ chết nổi trên một đoạn dài sông Chợ Hôm, thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) và bốc mùi hôi thối. 

Nguy cơ sạt lở đê Hồ Truồi

Kênh cấp một, là dòng kênh chính bắt nguồn từ chân đập Hồ Truồi - ở xã Lộc Hòa huyện Phú Lộc…có chiều dài 14 km đi qua năm xã là: Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc An, Lộc Sơn và Lộc Bổn, huyện Phú Lộc…rồi đổ vào sông Lợi Nông.

Thanh trà Huế hướng đến người tiêu dùng

Bưởi Thanh Trà là một trong những cây ăn quả đặc sản đã nổi tiếng, là cây có múi có chất lượng ngon đã tồn tại và phát triển từ lâu đời và được trồng ở một số địa phương trong tỉnh Thừa Thiên-Huế .

Khu du lịch hồ Thủy Tiên đang hoang phế

Cách thành phố Huế khoảng 10 km về phía tây nam, khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô với hơn 70 tỷ đồng và đi vào hoạt động từ năm 2004 hứa hẹn mở ra một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, từ khi chuyển giao cho công ty HACO Huế thì cùng với việc khai thác kém hiệu quả và nhiều lý do khác, trung tâm này đã phải dừng thi công khi nhiều công trình đang còn dang dở. 

Lốp xe nuôi hàu vẫn “bám” vịnh Lăng Cô

Ngày 6-10, ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vẫn chưa thể hoàn thành việc sắp xếp lại các điểm nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường trên đầm Lập An - vịnh Lăng Cô mặc dù đã gia hạn lần thứ hai (ngày 15-9).

Thừa Thiên - Huế: Dự án thủy điện “treo”, hàng trăm hộ lâm cảnh khốn đốn

Dân thiệt hại nặng nề

Ông Nguyễn Ngọc Đoàn (thôn 2, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông) có hơn 5ha đất trồng keo và cao su nằm trong diện bị thu hồi bởi Dự án Thủy điện Thượng Nhật. Từ năm 2005 đến nay, sau khi dự án được cấp phép đầu tư rồi “treo” dai dẳng, sản xuất của gia đình ông Đoàn đình trệ. “Gia đình tôi không thể phát triển sản xuất trên đất từ đó đến nay vì đất và cây cối đã được kiểm kê để chờ đền bù. Gần 10 năm trời vợ chồng tôi phải khốn khổ làm thuê để nuôi 5 đứa con ăn học”- ông Đoàn bức xúc.

Trường hợp của gia đình ông Đoàn cũng là cảnh ngộ chung của hàng loạt hộ ở các thôn 2, 3, 4 của xã Thượng Nhật. Theo UBND xã Thượng Nhật, dự án thủy điện này được cấp phép trên điện tích 230ha đất trồng cao su, rừng keo và hoa màu của hơn 200 hộ dân ở xã. Từ năm 2005 đến nay, sau khi được cấp phép đầu tư, dự án mới chỉ thi công được một đoạn đường ngắn và một cây cầu nhỏ rồi “trùm mền”. Vì chờ giải tỏa nên hoạt động sản xuất trên 230ha đất này đình trệ, cuộc sống của người dân khốn đốn.

Ông Trần Văn Biển- Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật- cho biết: Tại các cuộc tiếp xúc cử tri vừa qua, người dân ở xã đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư đối với dự án để trả lại đất cho người dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tỉnh chỉ cho biết dự án đang tạm thời ngừng xây dựng và không cho biết sẽ ngừng trong thời gian bao lâu. “Vì không biết khi nào dự án sẽ triển khai lại nên bà con không dám chủ động phát triển sản xuất, cuộc sống vì thế ngày càng tụt dốc”- ông Biển cho biết.

Thiếu thẩm định năng lực doanh nghiệp

Theo tìm hiểu của NTNN, Dự án Thủy điện Thượng Nhật trước đây được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp phép cho Công ty Sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco 1. Sau đó, dự án được chuyển cho chủ đầu tư khác là Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Miền Trung Việt Nam vào tháng 2.2008. Sau khi được “bán” cho chủ đầu tư mới, dự án chỉ triển khai được vài công trình phụ trợ nhỏ rồi “đắp chiếu”, đến nay đã chậm tiến độ 5 năm.

Cuối năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế từng cho biết chủ đầu tư Dự án Thủy điện Thượng Nhật không đảm bảo năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý dự án. Từ đó, tỉnh cho biết đang nghiên cứu xử lý dự án theo hướng không gia hạn tiến độ, thu hồi dự án, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được thu hồi. Ngoài Dự án Thủy điện Thượng Nhật, nhiều dự án thủy điện khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế sau khi được cấp phép thời gian dài cũng được triển khai với tiến độ “rùa bò”. Đơn cử như Dự án Thủy điện A Lin, được xây dựng tại các xã Hồng Vân, Hồng Trung (huyện A Lưới) và Phong Xuân (huyện Phong Điền).

Sau hơn 4 năm từ ngày khởi công, dự án thủy điện này vẫn chưa rõ hình hài trong khi người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thiếu đất sản xuất trầm trọng. Theo ông Lê Đình Khánh- Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế, do chủ đầu tư khó khăn về nguồn lực nên dự án này bị chậm tiến độ so với cam kết. “Vừa rồi, chúng tôi đã đi khảo sát và yêu cầu nhà đầu tư cam kết và tìm đối tác hỗ trợ về tài chính. Chủ đầu tư đã có văn bản gửi cho tỉnh để xin xem xét cho gia hạn dự án”- ông Khánh nói.

Dư luận cho rằng, việc để dự án thủy điện trên “treo” kéo dài, lỗi thuộc về UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế. Cụ thể, UBND tỉnh đã “vô tư” cấp phép dự án trong khi thiếu thẩm định năng lực thực tế của doanh nghiệp và hậu quả thì người dân phải gánh chịu.

Theo danviet.vn

 

 

 

Ngày 30-9, Ban quản lý Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế (chủ dự án) cùng đơn vị thi công (Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên-Huế và Công ty Cổ phần Kinh doanh Nhà ở Thừa Thiên-Huế) đã có buổi đối thoại với người dân làng Xuân Hòa (xã Thủy Vân, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) để giải quyết việc đơn vị thi công phá 32 ngôi mộ của làng.

Thi công bờ kè xâm phạm hơn 23 ngôi mộ của dân

Sáng 27.9, đại diện 12 họ tộc làng Xuân Hòa (xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) cùng dân làng đã kéo đến khu vực 5, phường Vỹ Dạ (TP.Huế) để yêu cầu đơn vị thi công dừng xây dựng tuyến kè ven sông Như Ý.

Festival Huế kết thúc 5 tháng vẫn còn…căng biển “Chào mừng”

Mặc dù Festival Huế 2014 đã kết thúc cách nay 5 tháng, nhưng tại trụ sở của Sở VH TT&DL tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn trương dòng chữ chào mừng to tướng.

Hồ thủy lợi Khe Bướm có nguy cơ bị lấp

Nhiều tháng nay Công ty Việt Nhật (xã Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) khai thác đá làm cho hàng trăm tấn đất tràn xuống khu vực hồ thủy lợi Khe Bướm khiến hồ có nguy cơ bị lấp.

Thừa Thiên – Huế: Doanh nghiệp nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường

Do không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên trong quá trình chăn nuôi gia súc, Công ty CP Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên- Huế đã “vô tư” xả thải trực tiếp ra môi trường. 

Nhiều hủ tục đè nặng những mảnh đời ở vùng cao A Lưới

Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi… ở vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) vẫn còn tồn tại một số hủ tục như thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, dẫn đến nhiều hệ lụy đáng buồn; đặc biệt là gia tăng hộ nghèo đói...

Nhà máy làm khổ hàng trăm hộ dân

Nhiều năm nay, một lượng lớn hộ dân sống gần Khu công nghiệp La Sơn (xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) sống trong cảnh khốn khổ bởi sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các nhà máy gây ra.

10 năm... chờ giải tỏa

Hàng trăm hộ dân tại khu vực Eo Bầu và Thượng Thành của phường Thuận Lộc và một số hộ dân ở phường Thuận Thành (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) phải sống cảnh tạm bợ, ô nhiễm.

Mở rộng QL1A qua TT-Huế:Thi công đường làm nứt nhà dân

Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A chỉ mới triển khai lấy đất phong hóa, lu rùng… nhưng đã làm hàng trăm nhà dân ở huyện Phong Điền, TT-Huế nứt tường, trần nhà, hư hỏng nhiều hạng mục. Trong khi mùa mưa bão đang đến gần khiến người dân thấp thỏm lo sợ sập nhà, thấm dột.

Dự án khu neo đậu gần 60 tỷ đồng ở TT - Huế: Xây để... làm cảnh?

Đang được xây dựng với kinh phí gần 60 tỷ đồng, nhưng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai ở xã Lộc Trì (Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) có nguy cơ không phát huy hiệu quả.

Dân lập barie thu phí đường, chính quyền bất lực

Lấy lý do chủ đầu tư không thực hiện lời hứa hoàn thổ lại vườn sau khi làm xong con đường bê tông trong thôn 1 (người dân gọi là đường C9) nên từ ba năm nay, ông Kiên Văn Mừng (35 tuổi, trú tại thôn 1, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tự lập chốt thu phí các xe ô tô lưu thông, gây bức xúc dư luận người dân địa phương.

Xe khách đội lốt xe hợp đồng ngang nhiên đón khách tại Huế

Không giấy phép kinh doanh, không chạy theo tuyến, không đăng ký bến bãi nhưng nhiều xe khách đội lốt là xe hợp đồng vẫn ngang nhiên đón, trả khách trên các tuyến đường tại TP.Huế, gây mất trật tự giao thông và thiệt hại cho các đơn vị vận tải có giấy phép kinh doanh.

Trang 7/12
1 ...5 6 78 9 ...12