Ai ra xứ Huế
Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
15:22 | 25/10/2019

Sáng ngày 25/10, tại thành phố Huế, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

 

Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Tại Hội thảo

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và 5 năm thực hiện Thông báo 175-TB/TW, Thừa Thiên Huế đã dần xác lập được vị trí là đô thị “Di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo đúng Kết luận 48-KL/TW. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả tích cực, đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “thành phố Xanh quốc gia”.

Để tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục-đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định mục tiêu và định hướng phát triển trong giai đoạn tới là trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh dựa trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT); nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên và con người Huế.

Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn của cả vùng Knh tế trọng điểm Miền Trungvà của cả nước. Nhất là, rất cần có cơ chế, chính sách đặc thù và sự hỗ trợ từ Trung ương để tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết  tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản; giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững cũng như phát huy sự năng động, thông minh, sáng tạo và tự lực, tự cường của người dân Huế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề như: những trụ cột phát triển của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, nội hàm của khái niệm thành phố di sản, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế, vai trò của Thừa Thiên Huế trong liên kết phát triển vùng…

Kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh, qua thảo luận, cũng đã làm rõ nhiều vấn đề về khái niệm "Thành phố di sản quốc gia", nhất là đã phân tích và chỉ ra được những lợi thế so sánh vùng, khu vực và quốc tế của Thừa Thiên Huế để phát triển và trở thành "Thành phố di sản quốc gia" trên nền tảng văn hóa của Huế. Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, người Huế rất "thông minh, khéo léo và tỉ mẩn", vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải phát huy lợi thế của con người Huế để phát triển mạnh trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; nông nghiệp công nghệ cao, sạch, phục vụ cho du lịch; khoa học công nghệ, công nghệ điện tử viễn thông; thành phố thông minh; công nghiệp sạch thân thiện với môi trường.
 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Chùa Tiên (24/11/2023)
Chùa Phổ Quang (29/08/2023)
Các bài đã đăng